LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 116

chúng không phải không thay đổi, nhưng chắc hẳn là không thể có sự thay đổi đáng kể trong một thời gian ngắn
trừ những trường hợp bất thường hay có tính cách mạng. Trong một cuộc khảo sát lịch sử hay khi so sánh một hệ
thống xã hội này với một hệ thống xã hội khác, điều cần thiết là phải tính đến cách thức mà những thay đổi về các
nhân tố chủ quan có thể ảnh hưởng đến khuynh hướng tiêu dùng. Nhưng, nói chung, chúng ta sẽ xem xét những
nhân tố chủ quan như bất biến và chúng ta sẽ giả định rằng khuynh hướng tiêu dùng chỉ phụ thuộc vào những thay
đổi về các nhân tố khách quan.

II

Những nhân tố khách quan chủ yếu ảnh hưởng tới khuynh hướng tiêu dùng có lẽ là như sau:

(1) Sự thay đổi trong đơn vị tiền lương. Tiêu dùng (C) rõ ràng là một hàm số (theo một nghĩa nào đó) của thu nhập

thực tế chứ không phải là một hàm số của thu nhập doanh nghĩa. Trong một tình trạng nhất định về kỹ thuật,
thị hiếu và điều kiện xã hội quyết định sự phân phối thu nhập, thì thu nhập thực tế của một người sẽ tăng hay
giảm cùng một số đơn vị - lao động mà anh ta đạt được tức là cùng với thu nhập của người đó được tính bằng
đơn vị - tiền lương; mặc dù khi tổng khối lượng sản phẩm tăng, tiền thu nhập thực tế của anh ta sẽ tăng kém
hơn so với tỷ lệ thu nhập của người đó tính bằng đơn vị - tiền lương, tuy vậy, khi tổng sản lượng biến đổi, thì
thu nhập thực tế của người đó (do sự vận động của quy luật lợi tức giảm dần) sẽ tăng theo một tỷ lệ thấp hơn
so với thu nhập của người đó tính theo đơn vị tiền lương. Do đó, theo sự ước tính xấp xỉ đầu tiên, chúng ta có
thể giả thiết một cách hợp lý rằng nếu đơn vị tiền lương thay đổi, thì mức chi cho tiêu dùng tương ứng với một
mức sử dụng nhân công nhất định, giống như giá cả, sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ; mặc dù trong một vài
trường hợp, chúng ta còn phải tính đến những tác động phản hồi có thể có của sự thay đổi trong việc phân phối
một số thu nhập thực tế nhất định giữa giới chủ và những người sống bằng lợi tức do có sự thay đổi về đơn vị
tiền lương đối với tổng mức tiêu dùng. Ngoài trường hợp trên, chúng ta cũng đã tính đến những thay đổi về
đơn vị tiền lương bằng cách xác định khuynh hướng tiêu dùng qua thu nhập tính bằng đơn vị tiền lương.

(2) Sự thay đổi về chênh lệch giữa thu nhập và thu nhập ròng. Ở trên chúng ta đã cho thấy rằng số tiền tiêu dùng

phụ thuộc vào thu nhập ròng, chứ không phải thu nhập, vì chính thu nhập ròng là cái mà người tiêu dùng chủ
yếu quan tâm đến trước khi quyết định mức chi tiêu của mình. Trong một bối cảnh nhất định, có thể có một
mối liên hệ ổn định trong một chừng mực nào đó giữa thu nhập và thu nhập ròng theo ý nghĩa là sẽ có một hàm
số liên kết một cách đơn trị các mức thu nhập với các mức thu nhập ròng tương ứng. Tuy nhiên, nếu không
phải là trường hợp này thì bất cứ phần thay đổi nào về thu nhập không được thể hiện trong thu nhập ròng đều
bị bỏ qua bởi vì phần ấy không có tác động gì đến tiêu dùng. Và tương tự, một sự thay đổi trong thu nhập ròng
mà không được phản ánh trong thu nhập, cũng phải được tính đến. Tuy vậy, trừ các trường hợp ngoại lệ, tôi
nghi ngờ tầm quan trọng thực tế của nhân tố này. Chúng ta sẽ bàn đến một cách đầy đủ hơn tác động của chênh
lệch giữa thu nhập và thu nhập ròng đối với tiêu dùng trong tiết thứ tư của chương này.

(3) Những thay đổi bất ngờ về giá trị - tiền vốn không được tính đến trong thu nhập ròng. Những thay đổi này có

ảnh hưởng quan trọng hơn nhiều trong việc làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng bởi vì những thay đổi đó
không có mối quan hệ ổn định hay đều đặn nào với lượng thu nhập. Sự chi tiêu của giai cấp giàu có rất dễ bị
chi phối bởi những thay đổi không thể lường trước được về mặt giá trị tài sản của họ tính bằng tiền. Nhân tố
này cần được xem xét như một trong những nhân tố quan trọng có thể gây ra những thay đổi ngắn hạn trong
khuynh hướng tiêu dùng.

(4) Những thay đổi trong tỷ lệ chiết khấu theo thời gian, nghĩa là những thay đổi về tỷ lệ trao đổi giữa các hàng

hoá hiện tại và hàng hoá tương lai. Tỷ lệ chiết khấu này không hẳn hoàn toàn giống như lãi suất bởi vì nó có
tính đến những thay đổi trong tương lai về sức mua của đồng tiền chừng nào những thay đổi này còn dự kiến
được. Nó cũng tính đến mọi loại rủi ro như viễn cảnh không được sống để hưởng thụ các hàng hoá tương lai
hoặc viễn cảnh về thuế khoá có tính cách tịch thu để sung công. Tuy nhiên, nói một cách xấp xỉ, chúng ta có
thể đồng nhất tỷ lệ chiết khấu này với lãi suất.

Tác động của nhân tố này tới tỷ lệ chi tiêu trong một số tiền thu nhập nhất định rất là bấp bênh và gây ra

khá nhiều sự nghi ngại. Vì lý thuyết cổ điển về lãi suất

(1)

dựa trên quan điểm cho rằng lãi suất là một nhân tố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.