Chương 13
LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ LÃI SUẤT
I
N
hư chúng ta đã trình bày trong chương 11, trong khi có những tác động buộc mức độ đầu tư phải tăng hoặc
giảm để giữ cho hiệu quả biên của vốn bằng lãi suất, thì hiệu quả biên của vốn xét về bản chất là một yếu tố khác
với lãi suất hiện hành. Có thể nói rằng đồ thị hiệu quả biên của vốn chi phối các điều kiện theo đó có thể vay các
khoản tiền cho đợt đầu tư mới; trong khi đó thì lãi suất chi phối điều kiện cung ứng các khoản tiền này. Do đó, để
hoàn chỉnh lý thuyết của mình chúng ta biết yếu tố gì quyết định lãi suất.
Trong chương 14 và phụ lục của chương này chúng ta sẽ xét những giải đáp đã được đưa ra cho câu hỏi này.
Nói chung, chúng ta sẽ thấy rằng những giải pháp này khẳng định là lãi suất phụ thuộc vào sự tương tác giữa đồ
thị hiệu quả biên của vốn với khuynh hướng tâm lý muốn tiết kiệm. Nhưng có người quan niệm rằng lãi suất là
nhân tố cân bằng làm cho mức cầu về tiết kiệm dưới dạng đầu tư mới với một lãi suất nhất định, bằng mức cung
tiết kiệm nảy sinh từ khuynh hướng tâm lý của cộng đồng muốn tiết kiệm với lãi suất đó; quan niệm này sẽ đổ vỡ
ngay khi chúng ta nhận thức rằng từ chỗ biết hai nhân tố này không thể đơn giản suy ra lãi suất được.
Thế thì chúng ta trả lời câu hỏi này như thế nào?
II
Các sở thích tâm lý tuỳ thời của một cá nhân đòi hỏi phải có hai hướng quyết định khác nhau để thực hiện
đầy đủ các sở thích ấy. Hướng thứ nhất liên quan đến khía cạnh của sở thích tuỳ thời mà tôi gọi là thiên hướng tiêu
dùng, chịu ảnh hưởng của các động cơ khác nhau, đã được nêu lên trong quyển III, thiên hướng này quy định mỗi
cá nhân sẽ tiêu dùng bao nhiêu trong số thu nhập của mình và sẽ để dành bao nhiêu dưới một hình thức nào đó cho
nhu cầu tiêu dùng sau này.
Nhưng khi quyết định này đã được chấp nhận thì cá nhân đó lại phải đưa ra một quyết định tiếp theo, tức là
người đó sẽ giữ khoản tiêu dùng trong tương lai dưới hình thức nào đối với số tiền để dành trong khoản thu nhập
hiện có hay trong khoản tiết kiệm trước đây của mình. Người ấy muốn giữ quyền đó dưới hình thức khoản sử
dụng chuyển hoán tức thì (tức là bằng tiền hay một tài sản tương đương) hay không? Hay là người ấy sẵn sàng
chuyển khoản sử dụng tức thì sang một thời hạn nhất định hoặc vô định, để mặc cho các điều kiện thị trường trong
tương lai quyết định trong trường hợp nào người ấy, nếu cần thiết, có thể chuyển khoản sử dụng về sau đối với các
mặt hàng cụ thể thành khoản sử dụng tức thì đối với các mặt hàng nói chung? Nói cách khác, mức độ ưu tiên
chuyển hoán của người đó là bao nhiêu trên đồ thị về các lượng nguồn lực của một cá nhân được tính bằng tiền
hoặc đơn vị lương bổng mà cá nhân đó muốn duy trì dưới dạng tiền trong các tình huống khác nhau, thì ưu tiên
chuyển hoán của người đó ở đâu?
Chúng ta sẽ thấy rằng sai lầm trong các lý thuyết được thừa nhận về lãi suất là ở chỗ cố suy diễn lãi suất từ
thành tố thứ nhất trong hai thành tố đó của tâm lý sở thích tuỳ thời, mà lại bỏ qua thành tố thứ tố thứ hai, và đó là
thiếu sót mà chúng ta phải cố gắng sửa chữa.
Hiển nhiên lãi suất không nhất thiết là khoản lợi tức do việc tiết kiệm hoặc nhịn chi tiêu. Vì nếu một người
tích trữ tiền mặt thì người đó không thu được món lãi nào, dù vẫn tiết kiệm nhiều như trước đây. Trái lại, định
nghĩa đơn giản về lãi suất nói lên rõ ràng rằng lãi suất là khoản thù lao cho việc mất khả năng chuyển hoán trong
một thời gian nhất định. Vì lãi suất tự nó không là gì hơn ngoài tỷ lệ nghịch giữa một khoản tiền với một số tiền có
thể nhận được do không kiểm soát khoản tiền đó vì đã biến nó thành một món nợ