Như vậy, vì lãi suất là khoản thù lao cho việc không sử dụng khả năng chuyển hoán, nên bất cứ lúc nào cũng
biểu thị mức độ của những người có tiền không muốn từ bỏ quyền kiểm soát số tiền của mình. Lãi suất không phải
là cái “giá” làm cân bằng nhu cầu về các nguồn lực để đầu tư và mức sẵn sàng kiềm chế không tiêu dùng trong
hiện đại. Nó là cái “giá” làm cân bằng ý muốn giữ của cải dưới dạng tiền mặt với số lượng tiền mặt có sẵn - điều
này hàm ý rằng nếu lãi suất thấp hơn, tức là nếu khoản thù lao cho việc không sử dụng tiền mặt giảm xuống, thì
tổng lượng tiền mặt mà dân chúng muốn giữ sẽ lớn hơn mức cung tiền mặt, và nếu lãi suất được nâng lên, thì sẽ có
một số dư tiền mặt mà không một ai muốn giữ. Nếu cách giải thích này đúng, thì lượng tiền là nhân tố thứ hai mà,
cùng với ưu tiên chuyển hoán, quy định lãi suất thực trong những trường hợp nhất định. Ưu tiên chuyển hoán là
một tiềm năng hoặc xu hướng có tính chất hàm số xác định lượng tiền mà dân chúng sẽ giữ khi biết trước lãi suất;
do đó nếu r là lãi suất, M là lượng tiền và L là hàm ưu tiên chuyển hoán, thì ta có M=L(r). Đây là vị trí va cách
thức lượng tiền tham gia vào hệ thống kinh tế.
Song, tại đây chúng ta hãy quay lại và xét xem tại sao lại tồn tại một sự việc như ưu tiên chuyển hoán. Nhân
đây chúng ta có thể sử dụng tốt cách phân biệt trước đây giữa việc sử dụng tiền trong giao dịch kinh doanh hàng
ngày và dùng tiền để cất giữ của cải. Đối với cách sử dụng thứ nhất, rõ ràng là ở một mức độ nào đó nên hy sinh
một số tiền lãi nhất định vì lợi ích của tính dễ chuyển hoán. Nhưng trong điều kiện lãi suất không bao giờ âm, thì
tại sao ai đó lại thích giữ của cải của mình dưới hình thức không sinh lợi hoặc sinh ít, mà không giữ của cải dưới
hình thức sinh lợi nhiều (tất nhiên, nếu ở giai đoạn này giả định rằng rủi ro vỡ nợ là như nhau đối với số dư có tại
ngân hàng cũng như đối với tín phiếu)? Giải thích đầy đủ là phức tạp và phải đợi đến chương 15. Song, có một
điều kiện cần mà thiếu nó thì không thể có ưu tiên chuyển hoán của so sánh khi tiền là một phương tiện giữ của.
Điều kiện cần này là tồn tại yếu tố bất định về tương lai của lãi suất, tức là về một tập hợp những lãi suất đối
với những kỳ hạn thanh toán khác nhau mà sẽ áp dụng ở từng thời kỳ trong tương lai. Vì nếu có thể biết trước một
cách chắc chắn các lãi suất được áp dụng ở các thời điểm trong tương lai, thì tất cả các lãi suất tương lai có thể
được suy ra từ các lãi suất hiện tại đối với các khoản nợ có kỳ hạn thanh toán khác nhau. Có thể điều chỉnh lãi suất
hiện tại cho khớp với những gì đã biết về lãi suất tương lai. Ví dụ, nếu
1
d
r
là giá trị trong năm hiện tại thứ 1 của 1
đồng Bảng Anh trong năm, và biết rằng
n
d
r
là giá trị trong năm thứ nhưng của 1 đồng Bảng Anh trong r năm kể từ
ngày đó, ta có:
n
d
r
=
1
d
n + r
1
d
n
;
Từ đó suy ra rằng lãi suất, mà theo đó n năm sau có thể biến bất kỳ khoản nợ nào thành tiền mặt, được định
đoạn bởi hai trong số các lãi suất hiện hành. Nếu lãi suất hiện hành là dương đối với trái khoản có thời hạn thanh
toán bất kỳ, thì bao giờ cũng phải có lợi hơn nếu mua trái khoản chứ không phải giữ tiền mặt như một phương tiện
tích trữ của cải.
Ngược lại, nếu lãi suất trong tương lai là bất định thì ta không thể suy ra một cách chắc chắn rằng n
d
r sẽ bằng
1
d
n + r
/
1
d
n
khi đến hạn thanh toán. Như vậy, nếu áng chừng rằng nhu cầu tiền mặt có thể xuất hiện trước khi hết
hạn n năm thì sẽ có rủi ro thua lỗ khi mua trái khoản dài hạn và sau đó biến nó thành tiền mặt, so với trường hợp
giữ tiền mặt. Lợi nhuận trung bình thống kê hay là kỳ vọng toán của khoản lãi được tính theo xác suất hiện có (nếu
có thể tính được như vậy, đó là điều đáng ngờ) phải đủ để bù đắp rủi ro bị thất vọng.
Hơn nữa, còn có một nguyên nhân khác tạo nên ưu tiên chuyển hoán. Nguyên nhân này là do có yếu tố bất
định về tương lai của lãi suất nếu tồn tại một thị trường có tổ chức để buôn bán trái khoán. Vì những người khác
nhau sẽ đánh giá triển vọng một cách khác nhau và bất kỳ ai có ý kiến khác với ý kiến phổ biến được thể hiện
bằng bảng giá thị trường, cũng có thể có lý do chính đáng để cất giữ các phương tiện chuyển hoán nhằm kiếm lời
(nếu người ấy đúng) vào thời điểm thích hợp khi quan hệ phụ thuộc giữa các số hạng
1
d
r
‘s với nhau tỏ ra là không
đúng
.
Việc này gần giống những gì chúng ta đã trình bày khá tỉ mỉ khi xét đến hiệu quả biên của vốn. Đúng như
chúng ta đã thấy rằng hiệu quả biên của vốn được định đoạn không phải bởi ý kiến của chuyên gia “giỏi nhất” mà