LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 175

III

Lúc này, lần đầu tiên chúng ta đã đưa tiền vào mối liên hệ nhân quả, và chúng ta có thể sơ bộ thấy cách thức

những thay đổi về lượng tiền tác động đến hệ thống kinh tế. Song, nếu chúng ta muốn khẳng định rằng tiền là thứ
rượu kích thích hệ thống đó hoạt động thì chúng ta phải nhớ rằng chén rượu nhiều lúc không được đưa lên môi. Vì
khi dự tính lượng tiền tăng, với các điều kiện khác không đổi, để làm giảm lãi suất, thì việc này sẽ không xảy ra
nếu ưu tiên chuyển hoán của dân chúng tăng lên nhiều hơn lượng tiền; và khi dự tính lãi suất có thể giảm, với các
điều kiện khác không đổi
, để làm tăng khối lượng đầu tư thì việc này không thể xảy ra, nếu đồ thị hiệu quả biên
của vốn giảm nhanh hơn lãi suất; và khi dự tính khối lượng đầu tư có thể tăng, với các điều kiện khác không đổi,
để làm tăng số việc làm, thì việc này không thể xảy ra nếu thiên hướng tiêu dùng giảm xuống. Cuối cùng, khi số
việc làm tăng, thì giá cả sẽ tăng lên một mức độ bị chi phối một phần bởi dạng của các hàm cung ứng vật chất và
một phần khuynh hướng tăng lương tính bằng tiền. Và khi sản lượng đã tăng và giá cả đã tăng thì tác động của yếu
tố này đối với ưu tiên chuyển hoán sẽ là làm tăng lượng tiền cần thiết để duy trì một lãi suất nhất định.

IV

Mặc dầu ưu tiên chuyển hoán phát sinh từ động cơ phỏng đoán tương ứng với cái mà trong Luận trình về tiền

tệ tôi đã gọi là “tình trạng có sự hụt gia”, hai khái niệm ấy hoàn toàn không giống nhau. Về “sự sụt giá”, trong đó
được định nghĩa là mối quan hệ hàm số không phải giữa lãi suất (hoặc giá của trái khoán) với lượng tiền, mà là
giữa giá của các tài sản và trái khoán tính gộp lại với lượng tiền. Song, các xử lý như vậy đã gây ra sự nhầm lẫn
giữa các hậu quả nẩy sinh do lãi suất thay đổi, với các hậu quả nảy sinh do đồ thị hiệu quả biên của vốn thay đổi,
điều mà tôi hy vọng đã tránh được trong cuốn sách này.

V

Khái niệm tích trữ có thể coi là xấp xỉ đầu tiên đối với khái niệm ưu tiên chuyển hoán (chuộng tiền mặt).

Thật vậy, nếu chúng ta thay “tích trữ” bằng cụm từ “thiên hướng tích trữ” thì về thực chất cũng như vậy thôi.
Nhưng nếu chúng ta hiểu “tích trữ” là một lượng tăng thực sự về số tiền mặt đang giữ, thì đó là một quan niệm
không hoàn chỉnh và dễ dẫn đến lầm lẫn nghiêm trọng nếu nó buộc chúng ta phải nghĩ rằng “tích trữ” và “không
tích trữ” chỉ là những khả năng loại trừ lẫn nhau. Vì quyết định tích trữ không phải không thông qua một cách độc
đoán hoặc không coi trọng những mặt lợi của việc không giữ tiền, mà là kết quả của việc cân đo các mặt lợi, và vì
vậy chúng ta phải biết cái gì đang nằm trên đĩa cân bên kia. Hơn nữa, chừng nào chúng ta còn hiểu “tích trữ” là
lượng tiền mặt thật sự đang giữ, thì lượng tiền (ngạch số) tích trữ thực sự không thể thay đổi do có những quyết
định của dân. Vì lượng tiền tích trữ phải bằng lượng tiền tệ (hoặc, theo một số định nghĩa khác, bằng khối lượng
tiền tệ trừ đi số tiền cần thiết để thoả mãn động cơ giao dịch); và khối lượng tiền tệ không phải do dân định đoạt.
Tất cả những gì mà thiên hướng tích trữ của công chúng có thể đạt được là ấn định mức lãi suất tại đó tổng lượng
tiền muốn tích trữ sẽ bằng số tiền mặt sẵn có. Thói quen xem nhẹ mối quan hệ giữa lãi suất với tích trữ có thể
phần nào giải thích tại sao tiền lãi thường được coi là khoản thù lao cho việc không chi tiêu, trong khi trên thực tế
đó là khoản thù lao cho việc không tích trữ.

Không làm tổn hại đến định nghĩa này, chúng ta có vạch một đường giới hạn giữa “khoản tiền” và “món nợ” ở bất kỳ điểm nào thuận lợi nhất để xử

lý một vấn đề cụ thể. Chẳng hạn, chúng ta coi khoản sử dụng nào đối với sức mua tổng quát mà người sở hữu không từ bỏ trong kỳ hạn hơn 3 tháng là

khoản tiền bất kỳ, và coi là món nợ những gì không thể thu hồi được trong kỳ hạn lâu hơn 3 tháng; hoặc chúng ta có thể lấy một tháng hay ba ngày hay

ba giờ hay bất kỳ một kỳ hạn nào khác thay cho “ba tháng”; hoặc chúng ta có thể coi bất cứ những gì không phải là đồng tiền pháp định có thể thanh

toán ngay lập tức là tiền. Trên thực tế, thường là tiện lợi nếu tiền tệ bao gồm ký thác kỳ hạn tại ngân hàng và đôi khi cả những phương tiện như tín phiếu

kho bạc. Theo thường lệ, như trong “Luận trình về tiền tệ” của tôi, tôi sẽ giả định rằng tiền tệ bao gồm cả ký thác tại ngân hàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.