bởi sự đánh giá của thị trường chịu sự chi phối của tâm lý tập thể, thì những dự tính về tương lai của lãi suất do
tâm lý tập thể chi phối cũng có phản hồi đối với ưu tiên chuyển hoán (sự ưa chuộng tiền mặt); nhưng phải nói
thêm rằng ai mà tin là lãi suất tương lai sẽ cao hơn lãi suất do thị trường giả định, thì người ấy có lý do để giữ tiền
mặt
, trong khi đó ai có quan điểm khác với thị trường thì người ấy có động cơ vay tiền trong thời hạn ngắn để
mua trái khoản dài hạn hơn. Giá thị trường sẽ xác lập ở mức tại đó lượng bán “của những người đầu cơ hạ giá” và
lượng mua “của những người đầu cơ lên giá” cân bằng nhau.
Ba nấc chia về ưu tiên chuyển hoán mà chúng ta vừa phân biệt trên đây có thể coi là phụ thuộc vào (1) động
cơ giao dịch, tức là nhu cầu tiền mặt để giao dịch hàng ngày trong việc trao đổi mang tính chất kinh doanh và cá
nhân; (2) động cơ dự phòng, tức là ý muốn bảo đảm ngang giá về tiền mặt trong tương lai của một phần nào đó
của toàn bộ nguồn lực và (3) động cơ đầu cơ, tức là mục đích kiếm lời do biết tốt hơn thị trường là tương lai sẽ
đem lại cái gì. Như khi chúng ta bàn về hiệu quả biên của vốn, vấn đề muốn có một thị trường có tổ chức cao để
buôn bán trái khoản đặt chúng ta vào thế lưỡng nan. Vì nếu không có thị trường có tổ chức, thì ưu tiên chuyển
hoán nẩy sinh động cơ dự phòng sẽ tăng lên rất nhiều; trong khi đó sự tồn tại của một thị trường có tổ chức tạo cơ
hội có những biến động lớn về ưu tiên ‘chuyển hoán’ nẩy sinh từ động cơ đầu cơ.
Có thể làm rõ lập luận này khi chỉ ra rằng, nếu ưu tiên chuyển hoán do có động cơ giao dịch và động cơ dự
phòng được giả thiết là thu hút một lượng tiền mặt mà không mấy nhạy cảm với những biến động về lãi suất và
nằm ngoài tác động phản hồi của nó đối với mức thu nhập, cho nên tổng số lượng tiền (không kể lượng tiền nói
trên) là khả dụng để thoả mãn ưu tiên chuyển hoán bắt nguồn từ động cơ đầu cơ, thì lãi suất và giá trái phiếu phải
được giữ ổn định ở mức tại đó lượng tiền mặt và một số người muốn giữ (vì ở mức đó họ cảm thấy có sự sụt giá
của trái phiếu trong tương lai) đúng bằng lượng tiền mặt có thể dùng cho động cơ đầu cơ. Như vậy, mỗi lần tăng
lượng tiền phải nâng giá trái phiếu lên đủ để vượt quá dự kiến của một người đầu cơ “giá cao” nào đó và do vậy
thúc người ấy bán trái phiếu lấy tiền mặt rồi gia nhập đội quân đầu cơ “giá hạ”. Song, nếu có nhu cầu không đáng
kể về tiền mặt phát sinh từ động cơ đầu cơ, loại trừ khoảng thời gian quá độ ngắn ngủi, thì lượng tiền tăng sẽ phải
làm giảm lãi suất hầu như tức thì đến mức cần thiết để tăng số người có việc làm và đơn vị tiền công đủ để cho
động cơ giao dịch và động cơ dự phòng thu hút hết lượng tiền mặt có thêm.
Nhưng thường lệ, chúng ta có thể giả thiết rằng đồ thị ưu tiên chuyển hoán, biểu thị mối quan hệ phụ thuộc
giữa lượng tiền với lãi suất, được biểu diễn bằng một đường cong uốn đều cho thấy lãi suất giảm khi lượng tiền
tăng. Vì có nhiều nguyên nhân cũng dẫn đến kết quả này.
Trước hết, khi lãi suất giảm và trong các điều kiện khác như nhau, thì có khả năng là ưu tiên chuyển hoán
phát sinh từ động cơ giao dịch sẽ thu hút nhiều tiền hơn. Vì nếu lãi suất giảm làm tăng thu nhập quốc dân, thì
lượng tiền mà rất tiện để dành cho các nghiệp vụ giao dịch sẽ tăng ít nhiều tỷ lệ thuận với tăng thu nhập; đồng thời
cái giá phải trả cho sự tiện lợi được nhiều tiền mặt (biểu thị bằng số tiền lãi bị mất sẽ giảm đi. Trừ phi chúng ta
tính ưu tiên chuyển hoán bằng đơn vị tiền công chứ không phải bằng đơn vị tiền tệ, (đơn vị này tiện lợi trong một
số trường hợp), cũng sẽ có những kết quả tương tự nếu mức hữu nghiệp đã được tăng lên do lãi suất giảm làm cho
tiền công tăng, tức là làm tăng giá trị bằng tiền của đơn vị tiền công. Hai là, như chúng ta vừa thấy, mọi lần lãi suất
giảm có thể làm tăng lượng tiền mặt mà một số người muốn giữ bởi vì quan điểm của họ về lãi suất trong tương
lai khác với quan điểm của thị trường.
Tuy vậy, tình hình có thể diễn biến là ngay cả một mức tăng lớn về lượng tiền có thể ảnh hưởng tương đối
nhỏ đối với lãi suất. Vì một mức tăng lớn về lượng tiền có thể gây ra nhiều bất định về tương lai đến nỗi ưu tiên
chuyển hoán vì động cơ dự phòng có thể tăng mạnh; trong khi đó ý kiến về tương lai của lãi suất có thể nhất trí tới
mức một thay đổi nhỏ trong lãi suất hiện tại cũng có thể gây ra một cuộc chuyển đổi ồ ạt để lấy tiền mặt. Điều lý
thú là sự ổn định của hệ thống và độ nhạy bén của nó đối với những biến động về lượng tiền lại rất phụ thuộc vào
sự tồn tại tính đa dạng của ý kiến về cái gì là bất định. Tốt hơn cả là chúng ta nên biết về tương lai. Nếu không,
chúng ta muốn kiểm tra hoạt động của nền kinh tế bằng cách thay đổi lượng tiền, thì điều quan trọng là những ý
kiến phải khác nhau. Như vậy, ở Mỹ, nơi mọi người thường có ý kiến như nhau trong cùng một lúc, phương pháp
kiểm tra này không đáng tin cậy bằng Anh, nơi thường thấy những ý kiến khác nhau nhiều hơn.