PHỤ LỤC CỦA CHƯƠNG 14
Phụ lục về lãi suất trong “Principles of Economics” của Marshall, “Principles of Political
Economy” của Ricardo và trong các sách khác
I
T
rong các tác phẩm Marshall, Edgeworth hoặc giáo sư Pigou không có sự trình bày nhất quán về lãi suất mà
chỉ có một vài phần nhận xét ngẫu nhiên mà thôi. Ngoài đoạn được trích dẫn trên đây (tr.139) những đầu mối quan
trọng nhất dẫn đến quan điểm của Marshall về lãi suất có thể tìm thấy trong “Principles of Economics” (“Những
nguyên lý kinh tế học”) của ông (in lần thứ 6), quyển VI, tr.534 và 593, mà thực chất của vấn đề được diễn đạt
trong các đoạn trích sau đây:
“Là cái giá phải trả cho việc sử dụng vốn trên một thị trường bất kỳ, lãi suất vươn tới một mức cân
bằng sao cho tổng cầu về vốn trên thị trường đó, với lãi suất đó, bằng tổng
được cung ứng trên thị
trường đó với lãi suất đó. Nếu thị trường chúng ta đang xét là một thị trường nhỏ - Chẳng hạn, một thị
trấn hoặc một ngành hoạt động ở một nước tiên tiến, thì nhu cầu tăng thêm về vốn sẽ được nhanh chóng
đáp ứng bằng một lượng cung tăng thêm lấy từ các vùng lân cận hoặc các ngành khác. Nhưng nếu chúng
ta khảo sát toàn thế giới hoặc toàn bộ một nước lớn như một thị trường vốn thì chúng ta không thể cho
rằng tổng cung vốn sẽ thay đổi nhanh chóng và với mức độ lớn khi lãi suất thay đổi. Vì tổng quỹ vốn là
sản phẩm của lao động và quá trình nhịn chi tiêu; nhưng công việc làm thêm
do tác động của lãi suất tăng, thường là không đáng kể so với việc làm và lượng tiết dụng tạo ra tổng
quỹ vốn hiện có. Do vậy, một lượng tăng lớn trong nhu cầu về vốn nói chung sẽ được đáp ứng trong một
thời gian không hẳn chỉ bằng tăng lượng cung, mà chủ yếu bằng tăng lãi suất
, điều này sẽ buộc phải
rút một phần vốn ra khỏi những nơi đầu tư mà tại đó thoả dụng biên của vốn là thấp nhất. Vì thế mà lãi
suất tăng sẽ làm tăng tổng quỹ vốn một cách chậm chạp và từ từ thôi” (tr.534).
Không thể luôn luôn nhắc lại rằng cụm từ “lãi suất” chỉ áp dụng cho các vụ đầu tư vốn cũ theo một
nghĩa rất hẹp.
Chẳng hạn, chúng ta có thể ước lượng rằng một khoản vốn kinh doanh chừng bảy ngàn
triệu được đầu tư vào các ngành trong nước với lãi suất ròng khoảng 3%. Nhưng cách nói như vậy là
không chính xác, mặc dù tiện dụng và xác đáng trong nhiều trường hợp. Có lẽ, điều cần nói là khi chấp
nhận lãi suất ròng đối với đầu tư vốn mới trong mỗi ngành kinh doanh ấy bằng khoảng 3% (có nghĩa là
cho đầu tư biên), thì tổng thu nhập tịnh (ròng) được tạo ra bởi toàn bộ số vốn kinh doanh đầu tư với các
nhàng khác nhau, phải ở mức sao cho, nếu vốn được sử dụng trong 33 năm (tức là trên cơ sở lãi suất
bằng 3%), thì khoản thu nhập đó đạt tới khoảng bảy ngàn triệu bảng Anh. Vì giá trị của vốn đã được đầu
tư để cải tạo đất hoặc xây một ngôi nhà, để làm một đường sắt hoặc một cỗ máy, là tổng giá trị đã được
chiết khấu của các khoản lợi tức ròng của vốn đã dự tính trong tương lai. (Hoặc là chuẩn tức); và nếu
khả năng sinh lợi của vốn trong tương lai giảm sút, thì giá trị của vốn sẽ giảm một cách tương ứng và sẽ
là giá trị được tư bản hoá của khoản lợi tức nhỏ hơn, sau khi trừ đi khoản khấu hao”. (tr.593).
Trong cuốn Economics of Welfare (Kinh tế học về phúc lợi) của mình, xuất bản lần thứ 3 tr.163, giáo sư
Pigou viết: “Bản chất của việc “tiết dụng” đã bị hiểu lầm nhiều. Đôi khi tiết dụng đã được giả định là cốt để dành
tiền, đôi khi là để tiết kiệm thời gian, và theo cả hai giả định này thì luận ra rằng tiết dụng chẳng đóng góp gì cho
cổ tức. Cả hai giả định đều không đúng. “Tiết dụng” chẳng qua là hoãn việc tiêu dùng mà một cá nhân có quyền
thực hiện ngay, như vậy các nguồn lực lẽ ra có thể đã bị tiêu huỷ thì thì lại được tồn tại dưới hình thức công cụ sản
xuất
… Do đó, đơn vị “tiết dụng” là mức sử dụng một lượng nguồn lực
nhất định - chẳng hạn lao động hoặc
máy móc - trong một thời gian nhất định… Bằng thuật ngữ tổng quát hơn chúng ta có thể nói rằng đơn vị tiết dụng