là một đơn vị giá trị trong một năm hoặc là một bảng Anh/năm theo cách nói đơn giản hơn dù ít chính xác hơn của
tiến sĩ Cassel… Cũng nên thận trọng đối với quan điểm chung cho rằng lượng vốn tích luỹ được trong một năm
bất kỳ nhất định bằng lượng “tiết kiệm” dành được trong năm đó. Không phải như vậy, ngay cả khi tiết kiệm được
kiểm tra theo nghĩa tiết kiệm tịnh, tức là loại bỏ khoản tiết kiệm mà một người đem cho vay để tăng mức tiêu dùng
của người khác, và khi bỏ qua những tích luỹ tạm thời của trái quyền về dịch vụ chưa được sử dụng dưới dạng tiền
ngân hàng; vì nhiều khoản tiết kiệm được dự định tính trở thành tư bản, nhưng trên thực tế không đạt được mục
đích này vì chúng được sử dụng không hợp lý và lãng phí
.
Theo tôi nghĩ đoạn quan trọng duy nhất của giáo sư Pigou bàn về những gì quyết định lãi suất là phải được
tìm thấy trong “Industrial Fluctuations” của ông (xuất bản lần đầu), trang 251-3, trong đó ông phản bác quan điểm
cho rằng lãi suất nằm ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng trung ương hoặc bất kỳ ngân hàng nào khác, vì lãi suất
bị chi phối bởi những điều kiện chung của mức cung và cầu về vốn thực tế. Chống lại quan điểm này, Pigou lập
luận rằng: “Khi các chủ ngân hàng tạo thêm tín dụng cho các nhà kinh doanh, thì các ông chủ này, vì lợi ích của
họ như đã được giải thích trong chương 13, phần 1
, tiến hành trích thu cưỡng bức trên tài sản thực tế của dân
chúng, do vậy làm tăng lưu lượng vốn thực tế khả dụng của họ và gây ra suy giảm lãi suất thực tế về các khoản
vay dài hạn cũng như ngắn hạn. Tóm lại, đúng là tỷ suất ngân hàng cho vay tiền bị ràng buộc bởi mối liên hệ vô
thức với lãi suất thực tế về các khoản vay dài hạn; nhưng không phải là lãi suất thực tế này bị chi phối bởi các điều
kiện hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng”.
Những nhận xét trong quá trình nghiên cứu của tôi về những điều nói trên được chú thích ở cuối trang. Điều
ngỡ ngàng mà tôi tìm thấy trong phần tường trình của Marshall về vấn đề này, theo tôi nghĩ, chủ yếu là do khái
niệm tiền lãi (khái niệm này thuộc về một nền kinh tế tiền tệ) xâm nhập vào một luận trình mà không đề cập đến
tiền tệ. Thực ra, “tiền lãi” hoàn toàn không có lý do để hiện diện trong “Principles of Economics” của Marshall -
nó thuộc về một bộ môn khác của đề tài này. Theo những giả thiết ngấm ngầm khác của ông, giáo sư Pigou (trong
cuốn Economics of Welfare của ông) buộc chúng ta phải suy ra rằng đơn vị tiết dụng cũng là đơn vị đầu tư hiện
hành và khoản thù lao cho tiết dụng là chuẩn tức, và trên thực tế ông không hề nhắc tới tiền lãi - làm như vậy là
phải. Tuy nhiên, những tác giả này không xét đến một nền kinh tế phi tiền tệ (nếu có một nền kinh tế như vậy). Họ
giả định khá rõ ràng rằng tiền được sử dụng và có một hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, trong “Industrial
Fluctuations” (chủ yếu nghiên cứu những biến động về hiệu quả biên của vốn) hoặc trong “Theory of
Unemployment” (“lý thuyết về thất nghiệp” - chủ yếu nghiên cứu những yếu tố quy định những thay đổi về khối
lượng việc làm, khi giả thiết rằng không có thất nghiệp bắt buộc) của giáo sư Pigou lãi suất chắc chi đã có một vai
trò lớn hơn so với trong “Economics of Welfare” của ông.
II
Đoạn sau đây tính từ Principles of Political Economy của Ricardo (trang 511) nói lên thực chất lý thuyết về
lãi suất của ông ta:
“Lợi tức của tiền được điều tiết không phải theo lãi suất mà ngân hàng trung ương sẽ cho vay, dù đó là
5,3 hoặc 2%, mà theo tỷ suất lợi nhuận mà có thể kiếm được bằng việc sử dụng vốn và lại hoàn toàn
không phụ thuộc vào khối lượng hoặc giá trị của tiền. Dù ngân hàng trung ương cho vay một triệu, hàng
chục triệu hoặc hàng trăm triệu, thì họ không phải thường xuyên làm thay đổi lãi suất trên thị trường; họ
chỉ có thể làm thay đổi giá trị của tiền mà họ đã phát hành ra như vậy. Trong một trường hợp có thể cần
đến một số tiền gấp mười hoặc hai mươi lần số tiền cần thiết để làm một việc tương tự trong trường hợp
khác. Lúc đó, việc xin ngân hàng trung ương cho vay tiền phụ thuộc vào kết quả so sánh giữa tỷ suất lợi
nhuận có thể thu được do sử dụng số tiền với lãi suất mà ngân hàng cho vay. Nếu họ đòi hỏi ít hơn lãi
suất thị trường thì chẳng còn khoản tiền nào mà họ không thể cho vay được; nếu họ đòi nhiều hơn lãi
suất đó thì chẳng có ai, ngoài những kẻ tiêu xài hoang phí, sẽ vay họ”.