Bằng cách đó một mối liên hệ được thiết lập giữa việc tăng tiết kiệm của một cá nhân và tăng tổng lượng đầu
tư. Vì thông thường là tiền tiết kiệm của cá nhân tăng sẽ làm cho giá hàng tiêu dùng giảm và, rất có thể, giảm
nhiều hơn so với tư liệu sản xuất; do đó, theo cách biện luận trên, lãi suất sẽ giảm, và điều đó sẽ kích thích đầu tư.
Nhưng, tất nhiên, sự giảm sút hiệu quả biên của các loại vốn, và do đó là sự hạ thấp đồ thị hiệu quả biên của vốn
nói chung, lại có hiệu ứng ngược hẳn với những gì mà luận điểm trên giả định. Vì đầu tư được kích thích hoặc
bằng cách nâng cao đồ thị hiệu quả biên hoặc bằng cách giảm lãi suất. Do nhầm lẫn hiệu quả biên của vốn với lãi
suất, giáo sư Von Mises và đồ đệ của ông đã rút ra những kết luận hoàn toàn không đúng. Đoạn viết sau đây của
giáo sư Alvin Hansen
nêu lên một ví dụ đậm nét về sự nhầm lẫn giữa các khái niệm này:
“Theo ý kiến của một số nhà kinh tế, hiệu ứng thuần tuý của việc giảm chi tiêu là mức giá của hàng
tiêu dùng sẽ thấp hơn so với trường hợp không giảm chi tiêu, và kết quả là động lực kích thích đầu tư
vào vốn cố định sẽ có xu hướng giảm đến mức tối thiểu. Song, quan điểm này là không đúng và dựa vào
sự nhầm lẫn về ảnh hưởng của (1) giá tiêu dùng cao hơn hoặc thấp hơn và (2) sự biến động về lãi suất.
Đúng là do giảm chi tiêu và tăng tiết kiệm, giá hàng tiêu dùng sẽ thấp so với giá tư liệu sản xuất. Nhưng
điều này, trên thực tế, có nghĩa là lãi suất sẽ thấp hơn, mà lãi suất thấp hơn, sẽ kích thích mở rộng đầu tư
vốn vào những lĩnh vực không thể sinh lợi với mức lãi suất cao hơn.”
Cần lưu ý rằng Marshall dùng từ “capital” (“vốn, tư bản”) chứ không phải “money” (tiền) và “Stock” (“quỹ”), chứ không phải “loan” (“khoản vay”)
thế nhưng lãi suất là một khoản trả cho việc vay tiền, vì “lượng cầu về vốn” trong ngữ cảnh này có nghĩa là “lượng cầu về các khoản vay tiền để mua
một khối lượng hàng vốn (tư liệu lao động)”. Nhưng sự cân bằng giữa quỹ hàng vốn được chào mời và quỹ cần mua sẽ cho giá của hàng vốn tạo nên,
chứ không phải do lãi suất. Chính sự cân bằng giữa lượng cầu và lượng cung các khoản tiền vay, tức là các khoản nợ sẽ do lãi suất thiết lập.