Điều này thật rõ ràng và tạo ra một xuất phát điểm tốt hơn để bàn luận so với những câu sáo rỗng của các tác
giả vừa được nhắc tới, những người thực sự ra đi không chệch khỏi cái cốt lõi trong học thuyết của Ricardo, tuy
nhiên vẫn khá lủng củng về vấn đề này nên trình bày không rõ ràng. Tất nhiên, nên hiểu những điều trên đây, cũng
như những gì Ricardo viết ra, là một học thuyết dài hạn, vì ông nhấn mạnh đến từ “thường xuyên” ở giữa đoạn
văn trên; và nghiên cứu những giả thuyết cần thiết để làm cho học thuyết đó có giá trị là một điều lý thú.
Một lần nữa giả thuyết cần thiết là giả thuyết cổ điển thông thường cho rằng luôn có đầy đủ việc làm; cho
nên, nên giả thiết không có gì thay đổi trong đường cung lao động quy ra sản phẩm, thì chỉ có một mức sử dụng
nhân công trong cân bằng dài hạn. Theo giả thiết này, với những điều kiện thông thường khác như nhau, tức là
không có thay đổi nào khác về những dự tính và thiên hướng tâm lý ngoài những thay đổi nẩy sinh do khối lượng
tiền thay đổi, thì lý thuyết cả Ricardo là có giá trị với nghĩa là theo các giả thuyết này chỉ có một lãi suất sẽ ứng
với mức toàn dụng nhân công trong dài hạn. Ricardo và những người kế tục của ông đã xem nhẹ một thực tế là
ngay trong dài hạn khối lượng việc làm không nhất thiết phải đầy đủ, mà có thể biến động, và ứng với mỗi chính
sách ngân hàng có một mức sử dụng nhân công dài hạn khác biệt; cho nên, có một số điểm cân bằng dài hạn ứng
với các chính sách lãi suất khác nhau mà giới chức tiền tệ có thể chấp nhận được.
Nếu Ricardo đồng ý trình bày rằng, nếu luận điểm của ông chỉ áp dụng cho một khối lượng tiền tệ xác định
do giới hạn tiền tệ tạo ra, thì luận điểm ấy vẫn còn đúng khi giả thiết tiền lương danh nghĩa (tính bằng tiền) là linh
hoạt. Nói cách khác, nếu Ricardo lập luận rằng sẽ không có biến động thường xuyên đối với lãi suất dù khối lượng
tiền tệ do giới chức tiền tệ ấn định là hàng chục triệu hay hàng trăm triệu, thì kết luận của ông vẫn đúng. Nhưng
nếu chúng ta hiểu chính sách của các giới chức tiền tệ là những điều kiện để giới chức này tăng hoặc giảm khối
lượng tiền tệ, tức là lãi suất theo đó giới chức tiền tệ sẽ tăng hoặc giảm tài sản của họ (hoặc bằng cách thay đổi
khối lượng chiết khấu hoặc bằng các nghiệp vụ thị trường mở) đó là điều Ricardo cố ý ám chỉ trong trích dẫn nêu
trên, thì đó hẳn không phải chính sách của giới chức tiền tệ là vô hiệu hoặc chỉ có một chính sách là tương hợp với
trạng thái cân bằng dài hạn; mặc dù trong trường hợp cực đoan, khi tiền lương danh nghĩa được giả thiết là giảm
không giới hạn trước tình trạng thất nghiệp bắt buộc do sự cạnh tranh hoài công vô ích giữa những người lao động
thất nghiệp muốn có việc làm thực ra chỉ có thể có hai tình trạng dài hạn: toàn dụng nhân công và mức sử dụng
nhân công ứng với lãi suất tại đó ưu tiên chuyển hoán trở thành tuyệt đối (trong trường hợp mức này thấp hơn mức
toàn dụng nhân công). Khi giả thiết tiền lương danh nghĩa linh hoạt, thì khối lượng tiền tệ tự bản thân nó, quả thật,
không có mấy giá trị trong dài hạn; song những điều kiện, mà theo đó giới chức tiền tệ sẽ thay đổi khối lượng tiền
tệ, tạo thành một nhân tố quyết định thực sự trong hệ thống kinh tế.
Cần nói thêm rằng những câu kết thúc đoạn trích dẫn trên gợi ý rằng Ricardo đã xem nhẹ những biến động về
hiệu quả biên của vốn ứng với lượng tiền đầu tư. Nhưng một lần nữa có thể lý giải điều này như một bằng chứng
thêm về tính bắc cầu cao hơn của ông so với những người kế tục của ông. Vì nếu khối lượng việc làm và thiên
hướng tâm lý của cộng đồng được coi là xác định, thì trên thực tế chỉ có thể có một tỷ lệ tích luỹ vốn và, do đó, chỉ
có thể có một giá trị về hiệu quả biên của vón. Ricardo cho ta thấy một thành tựu trí tuệ tuyệt vời mà những bộ óc
thấp kém hơn không thể đạt được, đó là việc tiếp thu một thế giới giả tưởng xa rời thực tế, tiếp thu nó như một thế
giới có thực và rồi sống trong đó một cách hoà thuận. Với phần lớn những người kế nghiệp ông, nhận thức thông
thường không thể không xen vào và làm tổn hại đến tính logic nhất quán của họ.
III
Giáo sư Von Misses đã đề ra một lý thuyết đặc biệt về lãi suất mà giáo sư Hayek và theo tôi nghĩ, cả giáo sư
Robbins đã tiếp thu, đó là: những biến động về lãi suất có thể được đồng nhất với những biến động về mức giá
tương đối của hàng tiêu dùng và hàng vốn (tư liệu lao động)
. Không rõ, kết luận này được rút ra như thế nào.
Những lập luận này có lẽ diễn biến như sau. Bằng một cách đơn giản hoá triệt để nào đó, hiệu quả biên của vốn
được chấp nhận tính bằng tỷ lệ giữa giá cung ứng hàng tiêu dùng mới với giá cung ứng tư liệu sản xuất mới.
đó, sự giảm sút tỷ lệ giữa giá hàng tiêu dùng với giá tư liệu sản xuất là có lợi cho đầu tư.