LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 205

Chương 15

ĐỘNG CƠ TÂM LÝ VÀ ĐỘNG CƠ KINH DOANH ĐỐI VỚI CHUYỂN HOÁN

I

B

ây giờ chúng ta phải trình bày chi tiết hơn cách phân tích các động cơ đối với ưu tiên chuyển hoán đã được

giới thiệu sơ bộ trong chương 13. Chủ đề này về thực chất vẫn là chủ đề mà đến lúc đi được bàn đến dưới tiêu đề
nhu cầu về tiền. Chủ đề này cũng liên quan chặt chẽ với cái gọi là tốc độ chuyển hoá thu nhập của dòng tiền; vì tốc
độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền chỉ đo lường phần thu nhập của dân chúng mà họ muốn giữ bằng tiền mặt,
vì thế tốc độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền tăng có thể là một dấu hiệu của ưu tiên chuyển hoán giảm sút.
Song điều đó không hoàn toàn như vậy, vì mỗi cá nhân phải quan tâm đến tổng số tiền tiết kiệm tích luỹ, chứ
không phải thu nhập của mình mới chỉ có thể lựa chọn giữa việc giữ thanh khoản hay không giữ thanh khoản. Dù
sao thì thuật ngữ “tốc độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền” cũng gây ra sự hiểu lầm về một giả định cho rằng
lượng cầu về tiền nói chung là tỷ lệ thuận hoặc có một mối quan hệ xác định nào đó với thu nhập, trong khi đó,
như chúng ta sẽ thấy, giả định này chỉ áp dụng cho một phần của số tiền mặt mà dân chúng đang nắm giữ, với hiệu
quả là giả định này coi nhẹ vai trò của lãi suất.

Trong “Luận trình về tiền tệ” của tôi, tôi đã nghiên cứu tổng cầu về tiền dưới các tiêu đề: tiền gửi thu nhập,

tiền gửi kinh doanh và tiền gửi tiết kiệm, và ở đây tôi không cần nhắc lại cách phân tích mà tôi đã trình bày trong
chương 3 của cuốn sách đó. Tuy nhiên, số tiền dành cho cả ba mục đích này tạo lập một quỹ vốn duy nhất mà
người gửi tiền không nhất thiết phải tách ra thành ba ngăn riêng biệt; vì ngay cả trong đầu người gửi tiền ba ngăn
này cũng không cần tách hẳn ra, và vẫn một số tiền ấy có thể được dành trước hết cho mục đích này và thứ đến
cho mục đích khác. Như vậy chúng ta có thể xem xét - với mức độ ngang nhau và có thể là tốt hơn - cả tổng cầu
về tiền của cá nhân trong những tình huống nhất định là một quyết định duy nhất, dù đó là kết quả tổng hợp của
các động cơ khác nhau.

Song, để cho tiện lợi, khi phân tích các động cơ này nên phân loại chúng theo các tiêu đề, trong đó tiêu đề thứ

nhất nói chung phù hợp với các phân loại trước đây về tiền gửi thu nhập và tiền gửi kinh doanh, còn hai tiêu đề
sau phù hợp với cách phân loại tiền tiết kiệm. Trong chương 13 tôi đã giới thiệu ngắn gọn các cách phân loại này
theo các tiêu đề: động cơ giao dịch (có thể phân loại tiếp thành động cơ thu nhập và động cơ kinh doanh), động cơ
dự phòng và động cơ đầu cơ!

1) Động cơ thu nhập. Một lý do giữ tiền mặt là để trang trải trong khoảng thời gian từ khi nhận thu nhập đến

khi chi thu nhập. Cường độ của động cơ này trong việc đưa ra một quyết định giữa một tổng lượng tiền mặt nhất
định chủ yếu sẽ phụ thuộc vào lượng thu nhập và độ dài thông thường của khoảng thời gian từ khi nhận thu nhập
đến khi dùng thu nhập. Chính trong bối cảnh này khái niệm tốc độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền mới tỏ ra rất
thích hợp.

2) Động cơ kinh doanh. Tương tự, tiền mặt được giữ để trang trải trong khoảng thời gian từ lúc trả chi phí

kinh doanh đến lúc nhận được thu nhập từ bán hàng; số tiền mặt mà các thương gia giữ để trang trải trong khoảng
thời gian từ lúc mua đến lúc tiêu thụ hàng hoá được tính vào tiêu đề này. Cường độ mạnh của lượng cầu này chủ
yếu sẽ phụ thuộc vào giá trị của sản lượng hiện thời (và, do đó, vào thu nhập hiện thời) và phụ thuộc vào số người
mà sản lượng chuyển qua tay họ.

3) Động cơ dự phòng: Để đề phòng những tình huống bất trắc cần đến chi tiết đột xuất và không bỏ lỡ những

cơ hội mua bất ngờ có lợi và cũng là để giữ một tài sản có giá trị cố định bằng tiền để thanh toán một khoản nợ sau
này được xác định bằng tiền - đó là những động cơ thêm nữa để giữ tiền mặt.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.