LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 207

người sẽ thay đổi quan niệm của mình về việc lãi suất nào sẽ buộc họ thay đổi lượng tiền mặt của họ với mức độ
như nhau, nên sẽ không có giao dịch nào cả. Ứng với mỗi tập hợp hoàn cảnh và dự tính sẽ có một lãi suất thích
hợp, và sẽ không bao giờ có vấn đề là một ai đó thay đổi số tiền mặt thường có của mình.

Song, nói chung, sự thay đổi về hoàn cảnh hoặc dự tính sẽ buộc mỗi cá nhân phải điều chỉnh lượng tiền mặt

hiện có của mình; vì, trên thực tế, một sự thay đổi sẽ ảnh hưởng khác nhau đến quan niệm của các cá nhân khác
nhau một phần là do có những khác biệt về hoàn cảnh và lý do giữ tiền là một phần là do có những khác biệt về sự
hiểu biết và cách giải thích tình hình mới. Như vậy, lãi suất cân bằng mới sẽ được gắn với sự phân phối lại số tiền
đang giữ. Tuy nhiên, chính sự thay đổi về lãi suất, chứ không phải sự phân phối lại lượng tiền mặt, mới thu hút sự
quan tâm chủ yếu của chúng ta. Sự phân phối lại tiền mặt là ngẫu nhiên đối với những khác biệt giữa các cá nhân,
trong khi đó hiện tượng chủ yếu lại xảy ra trong trường hợp đơn giản nhất. Hơn nữa, cả trong trường hợp tổng
quát, sự chuyển dịch của lãi suất thường là phần phản ứng nổi bật nhất đối với sự thay đổi về thông tin. Biến động
về giá trái khoán, như báo chí thường đăng tải, “hoàn toàn không tương ứng với hoạt động giao dịch”, đó là lẽ
thường tình vì trong cách phản ứng đối với thông tin các cá nhân thường giống nhau nhiều hơn là khác nhau.

II

Mặc dầu lượng tiền mặt mà một cá nhân quyết định giữ lại để thoả mãn động cơ giao dịch và động cơ dự

phòng là không hoàn toàn độc lập với lượng tiền người đó giữ để thoả mãn động cơ đầu tư, thì cũng nên coi các
lượng của hai loại tiền mặt này phần lớn độc lập với nhau là một xấp xỉ đầu tiên đáng tin cậy. Do vậy, để tiếp tục
phân tích, chúng ta hãy chia bài toán của chúng ta như sau:

Giả sử tiền mặt giữ lại để thoả mãn hai động cơ giao dịch và dự phòng là M

1

và lượng giữa lại để thoả mãn

động cơ đầu tư là M

2

. Lúc đó, ứng với hai lượng tiền mặt này chúng ta có hai hàm độ chuyển hoán là L

1

và L

2

. L

1

chủ yếu phụ thuộc vào mức thu nhập, còn L

2

chủ yếu phụ thuộc vào mối tương quan giữa lãi suất hiện hành và

trạng thái dự kiến. Như vậy:

M = M

1

+ M

2

= L

1

(Y) + L

2

(r)

trong đó L

1

là độ chuyển hoán tương ứng với thu nhập Y quy định M

1

, còn L

2

là hàm độ chuyển hoán của lãi

suất quy định M

2

. Vậy suy ra rằng có 3 vấn đề cần nghiên cứu (1) quan hệ phụ thuộc giữa những biến động của M

với Y và r, (2) cái gì định đoạt hình dạng của L

1

và (3) cái gì định đoạt hình dạng của L

2

.

(i) Quan hệ giữa những biến động của M với Y và r phụ thuộc trước hết vào cách thức biến động của M. Giả sử

M gồm những đồng tiền vàng, và những biến động của M chỉ có thể phát sinh từ thu nhập tăng lên do hoạt
động của thợ khai thác vàng, những người thuộc hệ thống kinh tế chúng ta đang xem xét. Trong trường hợp
này những biến động của M trước hết trực tiếp gắn với những biến động của Y, vì số vàng mới này tăng thêm
dưới dạng thu nhập của một người nào đó. Tình hình cũng hoàn toàn đúng như vậy nếu những biến động của
M là do chính phủ in tiền để đáp ứng chi tiêu hiện hành của mình; trong trường hợp này số tiền mới cũng tăng
thêm dưới dạng thu nhập của một người nào đó. Song, mức thu nhập mới sẽ không tiếp tục tăng đủ cao để cho
nhu cầu của M

1

ngốn hết toàn bộ lượng tăng thêm của M; và một phần nào đó của số tiền này sẽ tìm thị

trường tiêu thụ bằng cách mua chứng khoán hoặc các tài sản khác cho đến khi r đã giảm xuống đến mức có
thể làm cho trị số của M

2

tăng lên và đồng thời kích thích Y tăng tới mức sao cho hoặc M

2

hoặc M

1

ngốn hết

số tiền mới này, lượng này tương ứng với mức tăng của Y do mức giảm của r gây ra. Như vậy, trường hợp này
cũng gần giống như trường hợp kia khi chỉ có thể phát hành số tiền mới trước hết bằng cách là hệ thống ngân
hàng nới lỏng các điều kiện tín dụng để làm cho ai đó phải bán cho ngân hàng một trái khoán hoặc một trái
phiếu để lấy số tiền mặt mới.

Vì vậy, để cho chắc chắn, ta hãy coi trường hợp sau là điển hình. Có thể giả định rằng biến động của M

có tác dụng làm thay đổi r, và biến động của r sẽ dẫn đến tình trạng cân bằng mới một phần bằng cách thay
đổi M

2

và một phần bằng cách thay đổi Y và do đó làm thay đổi M

1

. Việc phân chia gia lượng tiền mặt giữa

M

1

và M

2

ở vị trí cân bằng mới sẽ phụ thuộc vào phản ứng của đầu tư đối với sự giảm sút lãi suất và phản ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.