LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 208

của thu nhập đối với sự gia tăng đầu tư

(1)

. Vì Y một phần phụ thuộc vào r nên suy ra rằng một biến động xác

định của M phải gây ra một biến động của r đủ để cho những biến động tiếp theo của mọi M

1

và M

2

cộng lại

bằng biến động xác định này của M.

(ii) Không phải bao giờ cũng làm rõ được vấn đề: tốc độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền được định nghĩa là tỷ

lệ Y trên M hay là tỷ lệ Y trên M

1

. Song, tôi đề nghị chấp nhận định nghĩa theo nghĩa sau. Như vậy, nếu V là

tốc độ chuyển hoá thu nhập của đồng tiền, thì

L

1

(Y) = Y

V = M

1

.

Tất nhiên, không có lý do để giả định rằng V là cố định. Giá trị của nó sẽ phụ thuộc vào tổ chức của ngân

hàng và công nghiệp, vào các tập tục xã hội, vào các phân phối thu nhập giữa các giai cấp khác nhau và vào
chi phí thực tế của việc giữ tiền mặt nhàn rỗi. Tuy nhiên, nếu chúng ta xét một khoảng thời gian ngắn và có
thể yên tâm giả định không có sự thay đổi đáng kể trong các nhân tố này, thì chúng ta có thể coi V gần như là
cố định.

(iii)Cuối cùng là vấn đề mối quan hệ phụ thuộc giữa M

2

và r. Trong chương 13 chúng ta đã thấy rằng tính bất

động về diễn biến trong tương lai của lãi suất là giải thích rõ ràng duy nhất về loại hình ưu tiên chuyển hoán
L

2

dẫn đến việc giữ số tiền mặt M

2

. Cho nên một M

2

nhất định sẽ không có quan hệ định lượng xác định với

một lãi suất r xác định; - Cái quan trọng không phải là mức tuyệt đối của r, mà là mức độ sai lệch của mức
tuyệt đối so với cái được coi là mức khá an toàn của r, mức có tính đến những phép tính xác suất mà chúng ta
dựa vào. Tuy nhiên, có hai lý do để dự tính rằng trong bất kỳ tình trạng dự kiến xác định nào sự suy giảm của
r cũng sẽ gắn liền với sự gia tăng của M

2

. Một là, nếu quan điểm chung về cái gọi là mức an toàn không thay

đổi, thì mỗi lần r giảm sẽ làm giảm lãi suất thị trường so với lãi suất “an toàn” và do đó sẽ làm tăng rủi ro của
phi thanh toán (tài sản không phải là tiền mặt hoặc khó chuyển hoá thành tiền mặt - ND); và hai là, mỗi lần r
giảm sẽ làm giảm các khoản thu nhập hiện có từ phi thanh khoán, mà các khoản này là một loại phí bảo hiểm
để bù đắp rủi ro thua lỗ trong tài khoản vốn; lượng thu nhập này bằng chênh lệch giữa hai bình phương của lãi
suất cũ và lãi suất mới. Ví dụ, nếu lãi suất của một khoản nợ dài hạn là 4%, thì tốt hơn nên từ bỏ thanh khoán,
nếu khi so sánh xác suất không sợ rằng lãi suất dài hạn có thể tăng nhanh hơn 4% của bản thân lãi suất đó
trong một năm, tức là tăng thêm một lượng lớn hơn 0,16% trong một năm. Song, nếu lãi suất đã thấp như là
2%, thì lợi tức hiện có sẽ chỉ bù đắp một lượng tăng lãi suất nhỏ là 0,04% trong một năm. Quả thực, có thể
đây là trở ngại chính không để cho lãi suất giảm xuống một mức rất thấp. Nếu không tin là có nguyên nhân vì
sao tình hình trong tương lai sẽ rất khác với tình hình trong quá khứ, thì một lãi suất dài hạn (giả dụ) 2% làm
cho ta lo âu nhiều hơn là ly vọng, và đồng thời lãi suất đó đem lại một khoản lợi tức hiện hành chỉ đủ để bù
đắp một phần rất nhỏ của nỗi lo âu.

Thế thì rõ ràng là lãi suất là một hiện tượng tâm lý cao độ. Trong quyển V chúng ta sẽ thấy rằng lãi suất

không thể cân bằng tại một mức thấp hơn lãi suất tương ứng với tình trạng có thể đầy đủ việc làm; vì với một mức
lãi suất như vậy tình trạng lạm phát thật sự sẽ xảy ra với hậu quả là M

1

sẽ thu hút những khối lượng tiền mặt ngày

càng tăng. Nhưng với mức cao hơn lãi suất tương ứng với tình trạng có đầy đủ việc làm, thì lãi suất thị trường dài
hạn không những sẽ phụ thuộc vào chính sách hiện hành của giới chính tiền tệ, mà còn phụ thuộc vào các dự kiến
của thị trường về chính sách của giới chức đó trong tương lai. Giới chức tiền tệ dễ dàng kiểm soát lãi suất ngắn
hạn, vừa là vì không khó khăn trong việc thuyết phục rằng chính sách của giới chức đó sẽ không thay đổi nhiều
trong tương lai rất gần, vừa cũng là vì tổn thất khả dĩ là nhỏ so với lợi tức hiện hành (trừ phi lợi tức này gần bằng
không). Nhưng lãi suất dài hạn có thể là khó kiểm soát hơn, một khi nó đã giảm tới mức mà dư luận rộng rãi, trên
cơ sở kinh nghiệm từng trải và những dự kiến hiện tại về chính sách tiền tệ trong tương lai, coi là “bất ổn”. Ví dụ,
ở một nước tham gia khối bản vị vàng quốc tế một lãi suất thấp hơn lãi suất phổ biến ở các nước khác sẽ được
nhìn vào với con mắt ngờ vực chính đáng; thế nhưng một lãi suất trong nước được đẩy lên ngang hàng với lãi suất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.