LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 210

thì một quan hệ giữa tập hợp các lãi suất với khối lượng tiền tệ sẽ là trực tiếp. Tổng hợp các lãi suất chẳng qua chỉ
là một cách thể hiện các điều kiện, theo đó hệ thống ngân hàng sẵn sàng mua hoặc bán trái khoản; và khối lượng
tiền tệ sẽ là lượng tiền có thể lưu giữ ở các cá nhân mà, sau khi tính đến mọi tình huống có liên quan, thích giữ
tiền mặt dễ thanh tiêu hơn là nhượng lại số tiền đó để lấy trái khoản theo điều kiện được thể hiện bằng lãi suất thị
trường. Có lẽ, một tập hợp lãi suất do ngân hàng trung ương mời chào để mua và bán với giá quy định những trái
phiếu viền vàng (có bảo đảm) thuộc mọi kỳ hạn thanh toán; thay vì tỷ suất ngân hàng duy nhất cho kỳ phiếu ngắn
hạn, - là cải tiến thiết thực quan trọng nhất có thể làm được trong kỹ thuật quản lý tiền tệ.

Song, ngày nay trong thực tế hàng ngày mức độ “hiệu lực” của giá trái khoản do hệ thống ngân hàng quy

định trên thị trường (theo nghĩa ngân hàng chi phối giá thị trường hiện hành) biến thiên trong các hệ thống khác
nhau. Đôi lúc giá này có hiệu lực hơn theo hướng này so với hướng kia; tức là hệ thống ngân hàng có thể cam kết
mua trái khoản với một giá nào đó, nhưng không nhất thiết phải bán trái khoản ở mức xuýt xoát bằng giá mua để
không cho đem lại số tiền nhiều hơn hoa hồng môi giới, mặc dù không thể giải thích tại sao giá này không thể có
hiệu lực theo cả hai chiều do có các nghiệp vụ thị trường mở. Còn có sự hạn chế đáng kể hơn bắt nguồn từ chỗ
giới chức tiền tệ theo thường lệ không có ham muốn như nhau. Trên thực tế, giới chức tiền tệ hay có xu hướng tập
trung vào trái khoản ngắn hạn và để cho giá của trái khoản dài hạn chịu ảnh hưởng tác động chậm trễ và không
hoàn hảo của giá trái khoản ngắn hạn; - mặc dầu ở đây cũng không thể giải thích được tại sao họ phải làm như
vậy. Ở đâu có những hạn chế này thì ở đó mối quan hệ trực tiếp giữa lãi suất với khối lượng tiền tệ bị biến dạng
một cách tương ứng. Ở nước Anh phạm vi quản lý có quy củ hình như được mở rộng. Nhưng khi áp dụng lý
thuyết này trong trường hợp cụ thể thì phải tính đến những nét đặc biệt của phương pháp hiện đang được giới chức
tiền tệ sử dụng. Nếu giới chức tiền tệ chỉ buôn bán trái khoản ngắn hạn thì chúng ta phải xét xem giá hiện hành và
giá tương lai ảnh hưởng như thế nào đến trái khoản có kỳ hạn thanh toán dài hơn.

Như vậy, có những hạn chế nhất định về khả năng của giới chức tiền tệ trong việc tạo lập một tập hợp lãi suất

xác định cho các trái khoản có thời hạn và mức rủi ro khác nhau mà chúng ta có thể tóm tắt như sau:

(1) Có những hạn chế bắt nguồn từ tập quán riêng của giới chức tiền tệ là tự hạn chế mình chỉ mua những trái

khoản của một loại nào đó.

(2) Có khả năng - vì những lý do trình bày ở trên - là sau khi lãi suất đã giảm xuống một mức nào đó, ưu tiên

chuyển hoán có thể trở thành gần như tuyệt đối theo nghĩa là hầu mọi người thích giữ tiền mặt hơn là một trái
khoản đem lại lãi suất rất thấp. Trong trường hợp này giới chức tiền tệ mất khả năng kiểm soát hiệu lực đối với
lãi suất. Nhưng, mặc dù trường hợp giới hạn này về mặt thực tế có thể trở thành quan trọng trong tương lai, tôi
chưa thấy một ví dụ nào như vậy. Quả thực, vì phần lớn các giới chức tiền tệ không muốn mạnh dạn buôn bán
trái khoản dài hạn, nên không có nhiều cơ hội để thử nghiệm. Hơn nữa, nếu một tình huống như vậy xảy ra thì
có nghĩa là bản thân giới chức nhà nước có thể vay không hạn chế của hệ thống ngân hàng với một lãi suất
danh nghĩa.

(3) Trong những trường hợp rất không bình thường người ta dễ thấy những ví dụ đáng kinh ngạc nhất về việc lãi

suất hoàn toàn mất ổn định do hàm độ chuyển hoán trở nên bằng thoải hơn theo chiều này hoặc theo chiều
khác. Ở nước Nga và Trung Âu sau chiến tranh đã xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ hay là hiện tượng bỏ
tiền mà chạy, khi không thể buộc một người nào giữ lại tiền hoặc trái khoản trong điều kiện nào chăng nữa và
ngay cả một lãi suất cao và không ngừng tăng cũng không thể theo kịp hiệu quả biên của vốn (đặc biệt là của
lượng hàng hoá dễ thanh tiêu) vì mọi người bị ám ảnh rằng giá trị của đồng tiền sẽ giảm nhiều hơn nữa; trong
khi đó ở Mỹ vào một số thời kỳ trong năm 1932 đã có một cuộc khủng hoảng theo chiều ngược lại - một cuộc
khủng hoảng tài chính hoặc khủng hoảng thanh toán nợ, khi khó mà thuyết phục được ai nhượng lại tiền mặt
trong bất kỳ điều kiện thoả đáng nào.

(4) Cuối cùng, còn có khó khăn đã được bàn đến trong mục IV, chương 11, trang 144, - đó là làm sao giảm được

lãi suất thực tế xuống thấp hơn một mức nào đó mà có thể là quan trọng trong thời kỳ lãi suất thấp; tức là giảm
các chi phí trung gian để đưa người vay gặp người cho vay; và khoản trợ cấp rủi ro, đặc biệt là rủi ro về tinh
thần, mà người cho vay yêu cầu thêm vào lãi suất ròng. Khi lãi suất ròng giảm thì không có nghĩa là các khoản
trợ cấp công tác phí và rủi ro đều giảm với tốc độ như nhau. Như vậy, lãi suất, mà người vay điển hình phải trả,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.