Chương 16
NHỮNG NHẬN XÉT KHÁC NHAU VỀ BẢN CHẤT CỦA VỐN
I
V
iệc một cá nhân tiết kiệm có nghĩa, nếu có thể nói như là một quyết định không dùng bữa cơm tối nay.
Nhưng điều đó không buộc phải có một quyết định hoặc dùng bữa tối hoặc mua một đôi giày một tuần sau hoặc
một năm sau hoặc tiêu dùng một thứ gì đó vào một thời điểm xác định nào đó. Như vậy, tiết kiệm làm giảm bớt
việc đun nấu bữa tối hôm nay, lại không khuyến khích việc chuẩn bị một hành vi tiêu dùng nào đó trong tương lai.
Đây không phải là việc lấy nhu cầu tiêu dùng trong tương lai thay cho nhu cầu tiêu dùng hiện tại - đây chỉ là sự
giảm bớt nhu cầu hiện tại. Hơn nữa, việc dự kiến tiêu dùng trong tương lai phần lớn là dựa vào kinh nghiệm có về
tiêu dùng hiện tại, cho nên việc giảm nhu cầu hiện tại có khả năng làm giảm bớt nhu cầu trong tương lai, và hậu
quả là việc tiết kiệm không chỉ sẽ làm giảm giá hàng tiêu dùng và không ảnh hưởng đến hiệu quả của vốn hiện có,
mà cũng có thể thực sự làm giảm hiệu quả biên của vốn. Trong trường hợp này, tiết kiệm có thể làm giảm nhu cầu
đầu tư hiện tại cũng như nhu cầu tiêu dùng hiệu tại.
Nếu tiết kiệm không chỉ bao gồm việc nhịn tiêu dùng hiệu tại mà cả việc đồng thời làm một đơn đặt hàng cụ
thể cho tiêu dùng trong tương lai, thì, quả thực, kết quả có thể là khác hẳn. Vì trong trường hợp đó có thể kỳ vọng
về lợi tức tương lai từ việc đầu tư sẽ tăng lên, và các nguồn lực được giải toả khỏi việc chuẩn bị cho tiêu dùng hiện
tại có thể chuyển sang việc chuẩn bị cho tiêu dùng trong tương lai. Ngay cả trong trường hợp này, không phải là
các nguồn lực nhất thiết sẽ được sử dụng với quy mô bằng lượng nguồn lực được giải toả; vì khoảng thời gian trễ
cần thiết có thể đòi hỏi phải có một phương pháp sản xuất “vòng vèo” bất tiện để có hiệu quả thấp hơn nhiều so
với lãi suất hiện hành, và hậu quả là ảnh hưởng thuận lợi của đơn đặt hàng mua trước cho tiêu dùng đến với tình
trạng có việc làm sẽ thể hiện không phải ngay lập tức mà ở một thời điểm nào đó về sau này, vậy nên ảnh hưởng
tức thời của tiết kiệm sẽ còn là bất lợi đối với tình trạng có việc làm. Song, dẫu sao, quyết định tiết kiệm của cá
nhân, trên thực tế, không bao hàm việc làm đơn cụ thể mua trước để tiêu dùng mà chỉ là việc huỷ bỏ đơn đặt hàng
hiện tại. Như vậy, việc dự tính tiêu dùng là lý do tồn tại duy nhất của việc sử dụng nhân công, nên không có gì
nghịch lý trong kết luận cho rằng thiên hướng tiêu dùng giảm dần, với các điều kiện khác như nhau, có tác động
làm giảm bớt công ăn việc làm.
Do đó, nẩy sinh mối lo ngại vì việc tiết kiệm ám chỉ không phải việc thay thế tiêu dùng hiện tại bằng một
lượng tiêu dùng thêm nhất định nào đó mà để chuẩn bị cho lượng thêm đó phải có hoạt động kinh tế tức thời cũng
nhiều như đối với tiêu dùng hiện tại có giá trị bằng số tiền tiết kiệm, mà là ý muốn có “của cải” thực sự tức là có
quyền tiêu dùng một vật phẩm không xác định ở một thời điểm không xác định. Quan niệm hi lý (mặc dầu phổ
biến hầu như khắp mọi nơi) cho rằng việc tiết kiệm của cá nhân cũng có lợi cho nhu cầu thực tế giống như việc
tiêu dùng của cá nhân, quan niệm đó bắt nguồn từ lý lẽ sai lầm (nguỵ biện hơn nhiều so với kết luận rút ra từ đó)
cho rằng việc tăng thêm ý muốn giữ của cải, cũng giống như việc tạo ra đầu tư bằng cách tăng nhu cầu về đầu tư,
cho nên việc tiết kiệm của cá nhân thúc đẩy đầu tư hiện hành với mức độ bằng lượng tiêu dùng hiện tại bị giảm đi.
Chính vì lý lẽ sai lầm này dẫn đến điều khó khăn nhất là làm sao cho mọi người không hiểu lầm nữa. Nguỵ
biện này xuất phát từ chỗ cho rằng người sở hữu của cải muốn có tài sản vốn thực sự, trong khi đó cái mà người
đó thực sự muốn có là lợi tức dự kiến của vốn. Hiện nay lợi tức dự kiến hoàn toàn phụ thuộc vào việc dự tính nhu
cầu thực tế trong tương lai có tính đến điều kiện cung ứng trong tương lai. Do đó, nếu việc tiết kiệm không thể nào
nâng cao lợi tức dự kiến, thì việc đó cũng không thể nào khuyến khích đầu tư. Hơn nữa, để cho một cá nhân tiết
kiệm có thể đạt được mục đích mong muốn của mình là làm chủ của cải, không nhất thiết là phải tạo ra một loại
tài sản vốn mới để thoả mãn người đó. Việc tiết kiệm đơn giản của một người này, vì nó có hai mặt như chúng ta
trình bày ở trên, buộc một người khác nào đó phải chuyển cho người đó một khoản của cải nào đó, cũ hoặc mới.