LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 215

Mỗi hành vi tiết kiệm đều gây ra một việc làm “cưỡng bức” không thể tránh khỏi là chuyển của cải cho người tiết
kiệm, mặc dầu người này, đến lượt mình, có thể bị thiệt thòi do việc tiết kiệm của những người khác. Việc chuyển
nhượng của cải không đòi hỏi phải tạo ra của cải mới, thật vậy, như ta đã thấy, chuyển nhượng có thể rất bất lợi
cho việc tạo lập này. Việc tạo lập của cải mới hoàn toàn phụ thuộc vào lợi tức dự kiến từ của cải mới mà lợi tức
này đạt tưới mức do lãi suất hiện hành quy định. Lợi tức dự kiến của khoản đầu tư biên mới không tăng lên do ai
đó muốn tăng thêm của cải của mình, vì lợi tức này phụ thuộc vào việc dự tính nhu cầu về mặt hàng nhất định ở
một thời điểm nhất định.

Chúng ta cũng không tránh khỏi kết luận này bằng cách lập luận rằng cái mà người sở hữu của cải muốn có

không phải là một lợi tức dự kiến xác định, mà là lợi tức dự kiến cao nhất có thể đạt được; cho nên khi ý muốn sở
hữu của cải tăng lên, thì lợi tức dự kiến giảm xuống, và những người tạo ra đầu tư mới phải vừa lòng. Vì cách lập
luận này bỏ qua một thực tế là bao giờ cũng có một phương án khác thay cho việc sở hữu các tài sản vốn thực sự,
đó là sở hữu tiền và trái khoán; cho nên lợi tức dự kiến, mà những người tạo ra đầu tư mới phải vừa lòng, không
thể giảm thấp hơn mức do lãi suất hiện hành ấn định. Và, như chúng ta đã thấy, lãi suất hiện hành không phụ thuộc
vào cường độ của ý muốn cất giữ của cải mà phụ thuộc vào cường độ của ý muốn cất giữ của cải dưới dạng dễ
thanh tiêu và cường độ của ý muốn cất giữ của cải dưới dạng khó thanh tiêu, kết hợp với lượng cung ứng của cải
dưới dạng này so với lượng cung ứng dưới dạng kia. Nếu bạn đọc còn thấy ngỡ ngàng thì hãy tự hỏi mình, tại sao,
khi khối lượng tiền tệ không đổi, một hành vi tiết kiệm mới sẽ làm giảm số tiền mà mọi người muốn giữ lại dưới
dạng dễ thanh tiêu với mức lãi suất hiện có.

Một số băn khoăn sâu sắc hơn, mà có thể nảy sinh khi chúng ta tiếp tục nghiên cứu thêm những “Tại sao” và

vì sao sẽ được xét đến trong chương sau.

II

Tốt hơn nhiều là nên nói trong quá trình sử dụng vốn, vốn đem lại lợi tức nhiều hơn chi phí ban đầu của nó,

chứ không nói vốn có hiệu quả. Vì lý do duy nhất giải thích tại sao một tài sản có khả năng đem lại lợi tức, và một
số dịch vụ có tổng giá trị lớn hơn giá cung ứng ban đầu của nó, lý do đó là vốn khan hiếm; và vốn được giữ cho
khan hiếm vì có sự cạnh tranh của lãi suất về tiền tệ. Nếu vốn trở thành ít khan hiếm hơn, thì lợi tức vượt trội sẽ
giảm đi, mà vốn không trở nên hiệu quả hơn - ít nhất là về mặt vật chất.

Do đó, tôi đồng tình với học thuyết tiền cổ điển cho rằng mọi thứ đều do lao động tạo ra với sự hỗ rợ của cải

trước đây quen gọi là nghệ thuật và bây giờ gọi là kỹ thuật nhờ có các nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng
không mất tiền hoặc phải trả tiền thuê tuỳ theo sự khan hiếm hoặc dồi dào của chúng và nhờ có kết quả của lao
động quá khứ (bao hàm trong tài sản) mà cũng chi phối giá cả tuỳ theo sự khan hiếm hoặc dồi dào của nguồn tài
nguyên. Tốt hơn là nên coi lao động (tất nhiên kể cả các dịch vụ cá nhân của nghiệp chủ và các trợ lý của ông ta)
là nhân tố sản xuất duy nhất hoạt động trong một môi trường nhất định gồm có kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên,
vốn thiết bị và lượng cầu thực tế. Điều này giải thích một phần tại sao chúng ta có thể lấy đơn vị lao động làm đơn
vị vật chất duy nhất mà chúng ta cần đến trong hệ thống kinh tế của chúng ta, ngoài đơn vị tiền tệ và đơn vị thời
gian.

Đúng là một số quy trình sản xuất kéo dài hoặc vòng vèo có hiệu quả về vật chất. Nhưng một số quy trình

ngắn cũng như vậy. Các quy trình kéo dài không có hiệu quả về vật chất vì chúng đòi hỏi nhiều thời gian. Một số
chắc là hầu hết, các quy trình kéo dài thường là rất kém hiệu quả về vật chất, vì với thời gian sẽ xảy ra chuyện hư
hại và lãng phí

(1)

. Với một lực lượng lao động xác định sẽ có một giới hạn nhất định đối với khối lượng lao động

bao hàm trong các quy trình vòng vèo mà có thể được sử dụng một cách có lợi. Ngoài những nhận định khác, phải
có một tỷ lệ thích đáng giữa lượng lao động được sử dụng để chế tạo máy móc với lượng lao động được sử dụng
để vận hành những máy móc đó. Lượng giá trị cuối cùng sẽ không tăng vô hạn so với lượng lao động được sử
dụng, vì các quy trình được áp dụng ngày càng trở nên vòng vèo hơn, mặc dù hiệu quả vật chất của các quy trình
này còn tăng lên. Chỉ khi nào ý muốn đình hoãn việc tiêu dùng đủ mạnh để tạo ra một tình huống trong đó tình
trạng có đầy đủ việc làm đòi hỏi một khối lượng đầu tư lớn tới mức có thể bao hàm cả hiệu quả biên âm của vốn,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.