LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 217

III

Chúng ta đã thấy rằng trong dài hạn phải giữ vốn ở mức khan hiếm vừa đủ để có hiệu quả biên ít nhất bằng

lãi suất trong một thời kỳ bằng tuổi thọ của vốn, mà lãi suất này do các điều kiện tâm lý và thiết chế quy định.
Tình hình sẽ gây ra điều gì đối với một xã hội tự coi mình là có vốn nhiều đến mức hiệu quả biên của vốn bằng
không và sẽ là âm nếu có thêm đầu tư, một xã hội vẫn có một hệ thống tiền tệ sao cho đồng tiền được “giữ vững”
và chỉ cần ít chi phí để lưu kho và bảo quản an toàn, do đó trên thực tế lãi suất không thể âm, một xã hội sẵn sàng
tiết kiệm trong điều kiện có đầy đủ việc làm.

Trong bối cảnh như vậy, nếu chúng ta xuất phát từ tình trạng có đầy đủ việc làm thì các nghiệp chủ nhất định

sẽ thua lỗ, nếu họ tiếp tục tạo ra việc làm với quy mô sử dụng hết tổng số vốn hiện có. Do đó tổng số vốn và mức
việc làm sẽ phải giảm bớt cho đến khi cộng đồng trở nên nghèo đến mức tổng số tiết kiệm bằng không, khi số tiết
kiệm dương của một số người hoặc tập đoàn vừa cân bằng với số tiết kiệm âm (lạm chi) của những người hoặc tập
đoàn. Như vậy, đối với một xã hội như chúng ta vừa giả thiết, tình trạng cân bằng trong đk mặc sức làm ăn sẽ là
tình trạng trong đó mức việc làm khá thấp và mức sống khá nghèo để đưa tiết kiệm đến số không. Chắc chắn hơn
là sẽ có sự giao động lên xuống xung quanh vị trí cân bằng này. Vì nếu còn chưa tin chắc vào tương lai, thì hiệu
quả của vốn thỉnh thoảng lại tăng cao hơn số không, dẫn đến “phồn thịnh” và trong giai đoạn “suy thoái” tiếp sau,
tổng số vốn trong một thời gian có thể giảm thấp hơn mức mà trong dài hạn sẽ đem lại hiệu quả biên bằng không.
Nếu dự kiến trên là đúng, thì tổng số vốn cân bằng mà có hiệu quả biên đúng bằng không, tất nhiên, sẽ ít hơn số
tiền tương ứng với mức toàn dụng lao động sẵn có, vì đó sẽ là số thiết bị tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp làm cho
tiết kiệm bằng không.

Tình trạng cân bằng khác duy nhất là tình trạng trong đó tổng số vốn đủ để có hiệu quả biên bằng không cũng

là một lượng của cải đủ lớn để thoả mãn đầy đủ nguyện vọng chung của dân chúng, muốn đảm bảo cho tương lai
ngay cả khi có đầy đủ việc làm, tức là trong bối cảnh không có tiền thưởng dưới dạng tiền lãi. Song, khó mà hình
dung nổi một sự trùng lặp khi thiên hướng tiết kiệm trong điều kiện có đầy đủ việc làm lại được thoả mãn đúng tại
điểm nơi tổng số vốn đạt tới mức mà tại đó hiệu quả biên của vốn bằng không. Do đó, nếu khả năng thuận lợi hơn
ấy xảy ra, thì nó chắc là sẽ xảy ra không phải đúng vào lúc khi lãi suất biến mất mà vào một thời điểm trước đó
khi lãi suất đang giảm dần.

Cho đến nay chúng ta đã giả thiết có một nhân tố thể chế không để cho các lãi suất trở thành âm, dưới dạng

tiền có chi phí cai quản không đáng kể. Song, trên thực tế, các nhân tố thể chế và tâm lý vẫn tồn tại và đặt một giới
hạn cao hơn số không nhiều đối với việc giảm lãi suất mang tính thực tiễn. Đặc biệt là các chi phí cho việc dẫn dắt
người vay và người cho vay gặp nhau và tình trạng bất định về tương lai của lãi suất (mà chúng ta đã xét ở trên)
đặt ra một giới hạn thấp hơn mà trong bối cảnh hiện nay có lẽ chỉ bằng 2 hoặc 2,5% trong dài hạn. Nếu điều đó tỏ
ra là đúng, thì trong điều kiện mặc sức làm ăn, khi lãi suất không thể giảm thấp hơn nữa, chẳng bao lâu những khả
năng mỏng manh trong việc tăng tổng lượng của cải có thể trở thành hiện thực trong thực tế hiển nhiên. Hơn nữa,
nếu mức tối thiểu của lãi suất mà trong thực tế có thể đạt tới là cao hơn số không khá nhiều thì ít có khả năng hơn,
để nguyện vọng chung muốn tích luỹ của cải được thoả mãn trước khi lãi suất đạt tới mức tối thiểu.

Kinh nghiệm sau chiến tranh ở nước Anh và Hoa Kỳ quả thực cho thấy rằng mặc dù của cải được tích luỹ

nhiều đến nỗi hiệu quả biên của vốn giảm nhanh hơn là lãi suất có thể giảm trong bối cảnh các nhân tố thể chế và
tâm lý rất phổ biến, nhưng sự tích luỹ đó trong điều kiện chủ yếu là mặc sức làm ăn làm phương hại đến mức sử
dụng nhân công hợp lý và đến mức sống mà điều kiện kỹ thuật của sản xuất có khả năng đảm bảo.

Từ đó suy ra rằng trong hai cộng đồng như nhau, có cùng một trình độ kỹ thuật, nhưng có các tổng lượng vốn

khác nhau thì cộng đồng có tổng lượng vốn nhỏ hơn có thể trong một thời gian nào đó được hưởng mức sống cao
hơn so với cộng đồng có quỹ vốn lớn hơn; mặc dầu khi cộng đồng nghèo hơn đuổi kịp cộng đồng giàu hơn - có lẽ
cuối cùng sẽ là như vậy - thì cả hai cộng đồng sẽ chịu chung số phận của ông vua Midas (người có khả năng chạm
tay đến vật gì là biến vật đó thành vàng). Tất nhiên, kết luận day dứt này phụ thuộc vào giả thiết cho rằng thiên
hướng tiêu dùng và mức độ đầu tư là không bị kiểm soát chặt chẽ vì lợi ích của xã hội, mà chủ yếu chịu ảnh hưởng
của việc mặc sức làm ăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.