Chương 18
TRÌNH BÀY LẠI LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM
I
G
iờ đây chúng ta đi đến chỗ có thể tập hợp lại những chuỗi mạch lập luận của chúng ta. Trước hết, có lẽ nên
làm rõ những yếu tố nào đó trong hệ thống được chúng ta coi là đã xác định, những yếu tố nào là biến độc lập của
hệ thống chúng ta và những yếu tố nào là các biến phụ thuộc.
Những cái đã xác định là trình độ chuyên môn và số lượng hiện thời của lực lượng lao động sẵn có, chất
lượng và số lượng hiện thời của các thiết bị sẵn có, kỹ thuật hiện có, mức độ cạnh tranh, các thị hiếu và thói quen
của người tiêu dùng, tính không thoả dụng của các cường độ lao đọng khác nhau và của các hoạt động giám sát và
tổ chức, cũng như cấu trúc xã hội bao gồm những tác nhân (ngoài các biến được trình bày dưới đây) mà sẽ quyết
định cách phân phối thu nhập quốc dân. Cái đó không có ý nghĩa là chúng ta giả định những nhân tố này là bất
biến, mà chẳng qua là trong lúc này chúng ta không xét hoặc không tính đến những hậu quả thay đổi của chúng.
Các biến độc lập của chúng ta trước hết là thiên hướng tiêu dùng, đồ thị hiệu quả biên của vốn và lãi suất,
mặc dù, như ta đã thấy, có thể tiếp tục phân tích thêm các biến này.
Các biến phụ thuộc của chúng ta là khối lượng việc làm và thu nhập quốc dân (hoặc cổ tức quốc dân) được
đo bằng đơn vị tiền công.
Các nhân tố, mà chúng ta đã coi là đã xác định, ảnh hưởng đến các biến độc lập của chúng ta, nhưng không
hoàn toàn chi phối chúng. Ví dụ, đồ thị hiệu quả biên của vốn một phần phụ thuộc vào số lượng hiện có của thiết
bị là một trong những nhân tố đã xác định, nhưng một phần phụ thuộc vào tình trạng dự kiến dài hạn mà không thể
suy ra được từ các nhân tố đã xác định. Nhưng một số yếu tố khác bị các nhân tố đã xác định chi phối hoàn toàn
đến nỗi chúng ta có thể coi bản thân các yếu tố dẫn xuất này như là đã xác định cho phép chúng ta suy ra: mức thu
nhập quốc dân nào được tính bằng đơn vị tiền công sẽ tương ứng với một mức sử dụng nhân công xác định nào
đó, sao cho, - trong khuôn khổ kinh tế mà chúng ta coi là đã xác định, - thu nhập quốc dân phụ thuộc vào khối
lượng việc làm, tức là vào khối lượng công sức đang được dành cho sản xuất theo nghĩa là chỉ có một mối tương
quan duy nhất giữa hai yếu tố đó
. Tiếp nữa, các nhân tố này cho phép chúng ta suy ra hình dạng của các hàm
cung ứng tổng hợp bao hàm những điều kiện vật chất về lượng cung đối với các sản phẩm khác nhau, tức là lượng
nhân công sẽ được dành cho việc sản xuất tương ứng với một mức cầu thực tế nhất định được tính bằng đơn vị
tiền công. Cuối cùng, các nhân tố này cung cấp cho chúng ta các hàm cung ứng tuỳ thuộc vào lao động (hoặc công
sức), nên chúng cũng còn cho ta biết tại điểm nào thì hàm sử dụng nhân công
đối với lao động nói chung sẽ
không còn tính co giãn nữa.
Song, đồ thị hiệu quả biên của vốn một phần phụ thuộc vào các nhân tố đã xác định và một phần phụ thuộc
vào lợi tức triển vọng của các tài sản vốn thuộc các loại khác nhau; mà lãi suất phụ thuộc một phần vào tình trạng
ưu tiên chuyển hoán (tức là làm chuyển hoán) và một phần phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ được tính bằng đơn vị
tiền công. Như vậy, đôi khi chúng ta có thể coi là các biến độc lập cuối cùng của chúng ta bao gồm (1) 3 nhân tố
tâm lý cơ bản: thiên hướng tâm lý về tiêu dùng, thái độ tâm lý đối với chuyển hoán và kỳ vọng tâm lý về lợi tức
tương lai từ các tài sản vốn; (2) đơn vị tiền công được xác định thông qua thoả thuận giữa các ông chủ và người
làm công và (3) số lượng tiền tệ được quy định bởi tác động của ngân hàng trung ương. Cho nên, nếu chúng ta
chấp nhận các nhân tố trình bày ở trên là đã xác định, thì các biến này chi phối thu nhập (hoặc cổ tức) quốc dân và
số lượng việc làm. Nhưng các biến này còn có thể được phân tích tiếp, và có thể nói là chúng không phải là những
yếu tố đọc lập cuối cùng nhỏ nhất của chúng ta.