Tuy nhiên, việc chia các nhân tố quyết định của hệ thống kinh tế thành hai nhóm: các nhân tố đã xác định và
các biến độc lập, là hoàn toàn tuỳ tiện xét theo quan điểm tuyệt đối. Việc chia đó phải được tiến hành hoàn toàn
trên cơ sở kinh nghiệm, sao cho một mặt phù hợp với các nhân tố mà biến động của chúng dường như là rất chậm
hoặc nhỏ đến nỗi chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn nhỏ và tương đối không đáng kể đối với giá trị thực của chúng ta, và,
mặt khác, phù hợp với các nhân tố mà những biến động của chúng trên thực tế được coi là có ảnh hưởng rất lớn
đến giá trị thực của chúng ta. Mục đích trước mắt của chúng ta là phát hiện ra nhân tố nào vào bất kỳ lúc nào cũng
chi phối thu nhập quốc dân của một hệ thống kinh tế nhất định và (cái này cũng gần như vậy) khối lượng việc làm
của hệ thống đó. Điều đó có ý nghĩa là trong một ngành khoa học phức tạp như kinh tế học mà trong đó chúng ta
không thể hy vọng đưa ra những khái quát hoàn toàn chính xác, phải phát hiện ra những nhân tố mà những biến
động của chúng chủ yếu quyết định giá trị thực của chúng ta. Nhiệm vụ cuối cùng của chúng ta có thể là chọn ra
những biến số mà chính quyền trung ương có thể cố ý kiểm soát hoặc điều chỉnh một cách trong loại hệ thống mà
chúng ta hiện đang sống.
II
Bây giờ chúng ta hãy thử tóm tắt luận điểm trong các chương trước bằng cách đưa ra các nhân tố theo thứ tự
ngược lại với cách trình bày ở trên.
Sẽ có một động cơ đẩy mức đầu tư mới cho tới khi giá cung ứng của mỗi loại tài sản vốn lên tới con số mà
nếu tính gộp với lợi tức triển vọng của tài sản đó thì nói chung sẽ đưa hiệu quả biên của vốn đến xấp xỉ ngang
bằng với lãi suất. Nói cách khác, các điều kiện vật chất về cung ứng trong các ngành sản xuất hàng vốn (tư liệu lao
động), mức độ tin vào lợi tức triển vọng, thái độ tâm lý đối với chuyển hoán và khối lượng tiền tệ (tốt hơn nên tính
bằng đơn vị tiền công) sẽ cùng nhau quyết định mức đầu tư mới.
Nhưng bước đầu tư tăng (hoặc giảm) sẽ khiến cho mức tiêu dùng cũng tăng (hoặc giảm), về phong cách cư
xử của dân chúng nói chung là họ chỉ muốn mở rộng (hoặc thu hẹp) khoảng cách giữa mức thu nhập và mức tiêu
dùng của họ, nếu thu nhập của họ đang tăng (hoặc đang giảm). Tức là, những biến động về mức tiêu dùng nói
chung xảy ra theo cùng một chiều (tuy nhỏ hơn về lượng) như những biến động về mức thu nhập. Quan hệ phụ
thuộc giữa lượng gia tăng tiêu dùng và lượng gia tăng tiết kiệm được xác định bởi thiên hướng biên trong tiêu
dùng. Tỷ lệ được xác định như vậy giữa lượng gia tăng đầu tư và lượng gia tăng tương ứng về thu nhập tổng hợp
(cả hai đều được tính bằng đơn vị tiền công) là do số nhân đầu tư quyết định.
Cuối cùng, nếu chúng ta giả định (coi như xấp xỉ đầu tiên) rằng số nhân sử dụng công nhân bằng hệ số đầu tư
thì bằng các áp dụng số nhân này đối với gia lượng (hoặc giảm lượng) chỉ mức đầu tư do các nhân tố được miêu tả
đầu tiên gây nên, chúng ta có thể suy ra gia lượng sử dụng nhân công.
Song, gia lượng (hoặc giảm lượng) sử dụng nhân công có khả năng nâng cao (hoặc hạ thấp) đồ thị ưu tiên
chuyển hoán. Có ba cách mà ưu tiên chuyển hoán bằng các có xu hướng làm tăng nhu cầu về tiền tệ, vì giá trị sản
lượng sẽ tăng khi mức sử dụng nhân công tăng, và sản lượng tăng sẽ kéo theo sự gia tăng giá (tính bằng đơn vị
tiền công) do chi phí tăng trong ngắn hạn.
Như vậy, vị trí cân bằng sẽ chịu ảnh hưởng của những tác động phản hồi đó, và còn có những tác động phản
hồi khác nữa. Hơn nữa, không một nhân tố nào trong số kể trên lại không có thể thay đổi đột ngột và đôi khi rất
đáng kể. Do đó, tiến trình thực tế của sự kiện là cực kỳ phức tạp. Tuy nhiên, có lẽ là bổ ích và tiện lợi nếu xét tách
riêng các nhân tố này. Nếu chúng ta xét một cấn đề thực tế theo kiểu dùng lược đồ như trên, chúng ta sẽ thấy dễ xử
lý hơn. Và kinh nghiệm sống của chúng ta (mà có thể tính đến nhiều sự việc chi tiết hơn so với khi được vận dụng
theo các nguyên tắc chung) sẽ phải gia công một tư liệu ít khó xử lý hơn.
III
Trên đây là phần tóm tắt của Lý thuyết tổng quát. Nhưng những hiện tượng thực tế của hệ thống kinh tế còn
được tô thêm những nét đặc biệt của thiên hướng tiêu dùng, của đồ thị hiệu quả biên của vốn và của lãi suất. Về