một lượng tăng đầu tư, dù nhỏ thế nào chăng nữa, cũng sẽ gây ra một lượng tăng luỹ tích về nhu vầu thực tế
cho đến khi đạt tới tình trạng có đầy đủ việc làm. Còn một lượng giảm đầu tư sẽ gây ra một lượng giảm tích
luỹ về nhu cầu thực tế cho đến khi không còn một ai có việc làm. Thế nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng
chúng ta thường ở vị trí trung gian. Không phải không có khả năng là có thể có một phạm vi trong đó trên
thực tế chủ yếu duy trì tình trạng không ổn định. Nhưng nếu vậy, đó chắc là một phạm vi hẹp mà ngoài phạm
vi đó quy luật tâm lý của chúng ta hiển nhiên là phải rất đúng đắn theo cả hai chiều. Tiếp nữa, cũng sẽ thấy là
hệ số quan hệ tuy lớn hơn một, nhưng trong hoàn cảnh bình thường là không lớn quá. Vì nếu hệ số lớn quá,
thì một lượng thay đổi nhất định về mức đầu tư sẽ gây ra một lượng thay đổi lớn (chỉ bị hạn chế bởi tình trạng
mức sử dụng nhân công bằng không là hoàn là toàn thể) về mức tiêu dùng.
(ii) Trong khi điều kiện thứ nhất của chúng ta bảo đảm rằng một lượng thay đổi vừa phải về mức đầu tư sẽ không
gây ra một lượng thay đổi lớn vô hạn về nhu cầu đối với hàng tiêu dùng, thì điều kiện thứ hai bảo đảm rằng
một lượng thay đổi vừa phải về lợi tức triển vọng của tài sản vốn hoặc lãi suất sẽ không gây ra một lượng thay
đổi lớn vô hạn về mức đầu tư. Có lẽ tình hình như vậy là do việc tăng chi phí để làm ra một sản lượng rất lớn
bằng các thiết bị hiện có. Thật vậy, nếu chúng ta bắt đầu từ tình trạng có nguồn lực dư thừa rất lớn đến sản
xuất tài sản vốn, thì có thể có tình trạng không ổn định đáng kể trong một phạm vị nào đó, nhưng tình hình
này sẽ không còn như vậy nữa một khi phần lớn nguồn lực dư thừa đang được sử dụng. Hơn nữa, điều kiện
này đặt một giới hạn đối với tình trạng không ổn định phát sinh từ những thay đổi nhanh chóng về lợi tức triển
vọng của tài sản vốn do có những biến động đột ngột về tâm lý kinh doanh hoặc do có những phát minh mang
tính thời đại, mặc dù giới hạn này có lẽ được đặt theo hướng đi lên nhiều hơn là đi xuống.
(iii)Điều kiện thứ ba phù hợp với sự hiểu biết của chúng ta về bản chất còn người. Bởi lẽ, mặc dầu cuộc đấu tranh
vì tiền lương danh nghĩa, như chúng ta đã chỉ ra ở trên, về thực chất là một cuộc đấu tranh nhằm duy trì mức
lương tương đối cao; cuộc đấu tranh này, khi mức sử dụng nhân công tăng lên, chắc là sẽ gay gắt hơn trong
từng trường hợp riêng biệt vừa vì thế thương lượng của công nhân vững vàng hơn, vừa vì mức thoả dụng biên
giảm dần về tiền lương của công nhân và dự trữ tài chính được cải thiện của công nhân làm cho họ sẵn sàng
chịu đựng rủi ro hơn. Thế nhưng, dẫu sao thì những động cơ này chỉ có tác dụng trong giới hạn, vì khi đang có
thêm việc làm thì công nhân sẽ không tìm kiếm một mức tiền lương cao hơn nhiều, hoặc chấp nhận giảm
lương đáng kể, chứ nói chung không chịu thất nghiệp.
Nhưng ở đây cũng thế, cho dù kết luận này tiên nghiệm có đáng tin cậy hay không, kinh nghiệm cho thấy
rằng quy luật tâm lý tương tự như vậy trên thực tế chắc là vẫn đúng. Vì nếu sự cạnh tranh giữa các công nhân
thất nghiệp bao giờ cũng làm cho lương danh nghĩa giảm đi rất nhiều, thì mức giá sẽ mất ổn định một cách
khủng khiếp. Hơn nữa, có thể không có trạng cân bằng bền nào, ngoài cân bằng trong điều kiện tương ứng với
trường hợp vì đơn vị tiền công có thể phải giảm không giới hạn cho đến khi đạt tới điểm mà ở đó tác động của
lượng tiền dư dật đối với lãi suất là đủ mạnh để khôi phục mức toàn dụng nhân công. Ở các điểm khác không
thể có trạng thái cân bằng bền
.
(iv) Điều kiện thứ tư, mà không liên quan nhiều đến tính ổn định mà là đến sự luân phiên giữa thời kỳ suy thoái và
khôi phục, đơn thuần chỉ dựa vào giả định rằng tài sản vốn (tư liệu lao động) có thời hạn sử dụng khác nhau
hao mòn theo thời gian, và không phải tất cả đều rất lâu bền, cho nên nếu mức độ đầu tư giảm thấp hơn một
mức tối thiểu nào đó, thì chỉ là vấn đề thời gian để cho hiệu quả biên của vốn tăng lên đủ để khôi phục lại đầu
tư trên mức tối thiểu đó (nếu không có những biến động mạnh về các nhân tố khác) và tất nhiên tương tự như
vậy, nếu đầu tư tăng tới một con số cao hơn trước đây, thì chỉ là vấn đề thời gian để cho hiệu quả biên của vốn
giảm xuống đủ để gây ra một cuộc suy thoái, nếu trong các nhân tố khác không có những thay đổi để bù đắp
lại.
Vì lý do này, ngay cả các mức độ khôi phục và suy thoái mà có thể xảy ra trong giới hạn được quy định
bởi các điều kiện ổn định khác, nếu chúng tồn tại khá lâu và không bị cản trở bởi những thay đổi trong các
yếu tố khác, thì chúng cũng có thể gây ra một chuyển động nghịch đảo theo chiều ngược lại cho đến khi vẫn
những tác nhân như trước đây lại đảo chiều lần nữa.