đặc điểm này chúng ta có thể yên tâm khái quát theo kinh nghiệm, nhưng chúng không cần thiết về mặt logic.
Đặc biệt, nét đặc trưng nổi bật của hệ thống kinh tế mà chúng ta đang sống trong đó là mặc dù bị biến động
mạnh về mặt sản lượng và công việc làm, như hệ thống này không mất ổn định thái quá. Thật vậy, dường như hệ
thống kinh tế này có khả năng tồn tại trong một tình trạng hoạt động dưới mức bình thường kéo dài trong một thời
gian đang kể mà không có xu hướng rõ rệt đi tới phục hồi hoặc sụp đổ hoàn toàn. Hơn nữa, bằng chứng cho thấy,
tình trạng có việc làm đầy đủ, hoặc dù là gần đảy đủ, và hiếm thấy hoặc chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn.
Những biến động có thể ào ạt, nhưng dường như dịu dần trước khi đạt tới cực trị, và một trạng thái lưng chừng,
không vô vọng mà cũng chẳng mãn nguyện, là số phận bình thường của chúng ta. Chính là dựa vào hiện tượng
những biến động có xu hướng dịu dần trước khi tiến tới cực điểm rồi cuối cùng lại đảo ngược lại, mà người ta đã
tìm ra lý thuyết về chu kỳ kinh doanh có sự luân phiên đều đặn giữa các giai đoạn. Điều đó cũng đúng đối với giá
cả mà sau khi bị biến động dường như có thể xác lập tương đối ổn định tại một mức nào đó trong một thời gian
nhất định.
Vì những sự việc có tính chất kinh nghiệm không tuân theo sự tất yếu logic, nên giờ đây phải giả định rằng
hoàn cảnh và những thiên hướng tâm lý của thế giới hiện đại phải là nguyên nhân gây ra những sự việc này. Do đó
nên xét xem những thiên hướng tâm lý giả định nào sẽ dẫn đến một hệ thống ổn định; và sau đó, dựa vào sự hiểu
biết chung của chúng ta về bản chất con người đương đại, liệu có thể quy gán một cách xác đáng những thiên
hướng này cho thế giới mà chúng ta đang sống không.
Với sự phân tích ở trên gợi ý cho chúng ta rằng những điều kiện ổn định có khả năng giải thích những kết quả
quan sát được là như sau:
(i) Khi sản lượng của một cộng đồng nhất định tăng lên (hoặc giảm xuống) vì số nhân công được sử dụng nhiều
hơn (hoặc ít hơn) vào tư liệu lao động của cộng đồng đó, thì thiên hướng tiêu dùng biên phải như thế nào đó
để hệ số xác lập mối quan hệ giữa hai đại lượng này là lớn hơn một, nhưng không lớn lắm.
(ii) Khi lợi tức triển vọng của vốn hoặc lãi suất thay đổi thì đồ thị hiệu quả biên của vốn sẽ phải như thế nào đó để
lượng thay đổi về đầu tư mới không chênh lệch nhiều so với lượng thay đổi nói ở trên, tức là lượng thay đổi
vừa phải về lợi tức triển vọng của vốn hoặc về lãi suất sẽ không liên quan đến lượng thay đổi rất lớn về mức
đầu tư.
(iii)Khi mức sử dụng nhân công thay đổi thì tiền công danh nghĩa có xu hướng thay đổi theo cùng một hướng,
những không chênh lệch nhiều so với lượng thay đổi về mức sử dụng nhân công, tức là lượng thay đổi vừa
phải về mức sử dụng nhân công không liên quan đến lượng thay đổi rất lớn về tiền công danh nghĩa. Đó là
một điều kiện để ổn định giá cả chứ không phải là để ổn định mức sử dụng nhân công.
(iv) Chúng ta có thể thêm vào điều kiện thứ tư chủ yếu không góp phần cho ổn định của hệ thống kinh tế, nhưng
để cho xu hướng biến động theo một chiều có thể tự đảo ngược lại vào lúc thích hợp, tức là một mức đầu tư
cao hơn (hoặc thấp hơn) trước đây bắt đầu tác động trở lại một cách bất lợi (hoặc có lợi) đối với hiệu quả biên
của vốn nếu đầu tư tiếp tục một thời gian (tính bằng năm) không dài lắm.
(i) Điều kiện ổn định thứ nhất, tức là hệ số quan hệ mặc dầu lớn hơn một nhưng không lớn lắm, là rất phù hợp
với đặc tính tâm lý của bản chất con người. Khi thu nhập thực tế tăng thì áp lực của nhu cầu hiện tại giảm
xuống, và mức chênh lệch cao hơn so với mức sống đã xác lập lại tăng lên, và khi thu nhập thực tế giảm thì sẽ
xảy ra hiện tượng ngược lại. Như vậy, dĩ nhiên là khi mức sử dụng nhân công tăng thì mức tiêu dùng hiện
hành cũng tăng (chí ít là xét theo số trung bình của cộng đồng), nhưng tăng ít hơn gia lượng toàn phần của thu
nhập thực tế, và khi mức sử dụng nhân công giảm thì mức tiêu thụ hiện hành cũng giảm, nhưng giảm ít hơn
giảm lượng toàn phần của thu nhập thực tế. Hơn nữa, cái gì đúng đối với số bình quân của cá nhân thì chắc
cũng sẽ đúng đối với các chính phủ, đặc biệt nhất là trong thời kỳ khi mà nạn thất nghiệp tăng dần buộc nhà
nước phải lấy quỹ công trái để trợ cấp.
Nhưng cho dù quy luật tâm lý này có được bạn đọc coi là đáng tin là tiên nghiệm hay không, thì vẫn chắc
chắn là thực tế sẽ diễn ra hoàn toàn khác hẳn, nếu quy luật này không còn hiệu lực. Bởi vì trong tường hợp đó,