giữa số người làm việc trong các ngành sản xuất hàng theo lương và tổng số người có việc làm tương ứng với một
mức nhất định của tổng số đó. Khó mà hiểu được lý do tại sao một trong hai hàm số này phải biến đổi, ngoài sự
biến đổi dần dần trong dài hạn. Dĩ nhiên, dường như không có lý do để giả thiết rằng hai hàm số này có khả năng
biến động trong một chu kỳ kinh tế. Vì F(x) chỉ có thể thay đổi chậm chạp và chỉ theo hướng đi lên đối với một
cộng đồng tiên tiến về mặt kỹ thuật; còn φ(x) sẽ vẫn là ổn định, trừ phi chúng ta giả thiết có một sự bột phát đột
ngột về khả năng tiết kiệm của các tầng lớp lao động hoặc, nói tổng quát hơn, có một dịch chuyển đột ngột về
khuynh hướng tiêu dùng. Do đó, tôi dự biến rằng lượng cầu thực tế về lao động hầu như vẫn giữ nguyên trong suốt
chu kỳ kinh tế. Tôi nhắc lại rằng trong khi phân tích giáo sư Pigou đã hoàn toàn bỏ qua một nhân tố không ổn
định, tức là những biến động về quy mô đầu tư mà thường là nguyên nhân gây ra hiện tượng biến động về việc
làm.
Tôi đã phê phán tỉ mỹ lý thuyết về thất nghiệp của giáo sư Pigou không phải vì tôi thấy rằng ông bị phê phán
nhiều hơn so với các nhà kinh tế khác thuộc trường phái cổ điển, mà vì cuốn sách của ông là một cố gắng duy nhất
(mà tôi biết) để trình bày lý thuyết cổ điển về thất nghiệp một cách chính xác. Do đó, tôi có bổn phận nêu lên
những ý kiến của tôi phản bác lý thuyết này dưới dạng trình bày đáng tôn sùng nhất của nó.
Nguồn gốc của thói quen sai lầm đánh đồng chi phí tiền công biên với giá thành biên có lẽ là do sự mập mờ về ý nghĩa của “chi phí tiền công biên”.
Chúng ta có thể hiểu đó là chi phí cho một đơn vị sản lượng làm thêm nếu không có thêm chi phí nào khác ngoài chi phí tiền lương bổ sung. Hoặc chúng
ta cũng có thể hiểu đó là chi phí tiền lương bổ sung liên quan đến việc sản xuất thêm một đơn vị sản lượng một cách kinh tế nhất nhờ trang thiết bị hiện
có và các nhân tố khác chưa được sử dụng. Trong trường hợp đầu chúng ta khó có thể kết hợp với số lao động bổ sung một lượng vốn kinh doanh hoặc
vốn lưu động bổ sung hoặc một cái gì khác (ngoài số lao động) mà sẽ cộng thêm vào chi phí; và thậm chí chúng ta không thể cho số lao động bổ sung
làm hao mòn trang thiết bị nhanh hơn so với khi có số lao động ít hơn. Vì trong trường hợp đầu chúng ta không cho phép tính bất kỳ yếu tố chi phí nào
ngoài chi phí lao động và giá thành biên, nên dĩ nhiên suy ra rằng chi phí tiền lương biên và giá thành biên là bằng nhau. Nhưng những kết quả phân tích
tiến hành theo tiền đè này hầu như không được áp dụng, vì giả thiết làm cơ sở cho tiền đề này rất ít khi được thực hiện trên thực tế. Vì chúng ta trên thực
tế không đến nỗi ngốc nghếch mà không kết hợp với số lao động bổ sung những lượng gia tăng thích đáng của các nhân tố chừng nào những nhân tố này
còn sẵn có, và do đó giả thiết này chỉ được áp dụng khi tất cả các nhân tố, ngoài lao động, đã được sử dụng đến mức cao nhất.