Hơn nữa, ông đồng ý rằng trong một giới hạn nào đó người lao động trên thực tế thường đòi hỏi một mức
lương danh nghĩa nhất định, chứ không phải một mức lương thực tế nhất định. Nhưng trong trường hợp này hàm
cung về lao động không chỉ phụ thuộc vào F’(x), mà còn phụ thuộc vào giá tính bằng tiền của hàng hoá định
hướng theo lương. Kết quả là cách phân tích trước đây không dùng được và phải áp dụng một nhân tố bổ sung mà
không có một phương trình bổ sung để biểu thị ẩn số này. Không thể minh hoạ rõ hơn những lắt léo của phương
pháp toán học giả hiệu mà không thể phát triển thêm được nếu không biến hàm số nói trên thành hàm số của một
biến duy nhất và giả thiết rằng tất cả các vi phân riêng đều tiến tới không. Vì chẳng lợi lộc gì nếu sau này thừa
nhận rằng trên thực tế có các biến khác, nhưng vẫn tiếp tục như trước mà không làm hại tất cả những gì đã được
làm ra cho đến nay. Như vậy, nếu (trong một giới hạn nhất định) người lao động đòi hỏi một mức tiền lương danh
nghĩa, thì chúng ta vẫn chưa có đủ số liệu, cho dù chúng ta giả thiết rằng n = x + y, trừ phi chúng ta biết yếu tố nào
quyết định giá tính bằng tiền của hàng hoá định hướng theo lương. Bởi vì giá bằng tiền của các mặt hàng này sẽ
phụ thuộc vào tổng số người có việc làm. Do đó chúng ta không thể nói tổng số người được thu dụng là bao nhiêu,
chừng nào chúng ta chưa biết giá bằng tiền của các mặt hàng này. Và chúng ta không thể biết giá bằng tiền của các
mặt hàng này, chừng nào chúng ta chưa biết tổng số người có việc làm. Như tôi vừa nói, chúng ta thiếu một
phương trình. Thế nhưng có thể tạm giả thiết rằng tiền lương danh nghĩa là cứng nhắc (ít biến động), chứ không
phải tiền lương thực tế. Điều đó làm cho lý thuyết của chúng ta sát với thực tế nhất. Ví dụ, ở nước Anh trong thập
kỷ hỗn loạn, bất ổn định và giá cả biến động mạnh vào những năm 1924-1934 tiền lương danh nghĩa đã ổn định
trong giới hạn 6%, còn biến động của tiền lương thực tế là hơn 20%. Một lý thuyết không thể có tham vọng trở
thành lý thuyết tổng quát nếu lý thuyết đó không áp dụng được cho trường hợp (hoặc phạm vi) trong đó tiền lương
danh nghĩa là cố định, cũng như trong trường hợp bất kỳ nào khác. Các nhà chính trị có quyền kêu ca rằng tiền
lương danh nghĩa phải hết sức linh hoạt, nhưng một nhà lý thuyết phải sẵn sàng xử lý một cách không thiên vị cả
hai tình trạng của sự việc. Một lý thuyết khoa học không thể đòi hỏi các số liệu thực tế phải phù hợp với các giả
thiết riêng của nó.
Khi giáo sư Pigou có dịp nghiên cứu cụ thể hậu quả của việc giảm tiền lương danh nghĩa, thì ông, theo tôi, rõ
ràng là lại đưa ra quá ít số liệu, nên không thể có được một giải pháp chính xác. Ông bắt đầu từ việc bác bỏ luận
điểm (sách đã dẫn, trang 101) cho rằng nếu giá thành biên bằng chi phí tiền lương biên, thì khi tiền lương danh
nghĩa giảm, thu nhập của những người không làm công ăn lương sẽ thay đổi theo cùng tỷ lệ như thu nhập của
những người làm công ăn lương, với lý lẽ là điều này chỉ có giá trị, nếu số người có việc làm vẫn giữ nguyên - đó
chính là điểm đang được bàn cãi. Nhưng ở trang sau (sách đã dẫn trang 102) chính ông lại tiếp tục phạm phải sai
lầm tương tự khi đặt ra cho mình giả thiết là “lúc đầu không có gì xảy ra với thu nhập bằng tiền của những người
không làm công ăn lương”, điều mà, như ông vừa trình bày, chỉ có giá trị nếu số người có việc làm không còn giữ
nguyên nữa - đó chính là điểm đang được bàn cãi. Trên thực tế, không thể có giải đáp nào, nếu các nhân tố khác
không được đưa vào số liệu của chúng ta.
Khi thừa nhận rằng trên thực tế người lao động đòi hỏi một mức tiền lương danh nghĩa nhất định, chứ không
phải một mức tiền lương thực tế nhất định, thì cách thừa nhận đó ảnh hưởng đến sự phân tích, và cũng có thể trình
bày cách thừa nhận đó bằng cách chỉ ra rằng trong trường hợp này, nếu giả thiết rằng nhiều người lao động hơn chỉ
sẵn sàng làm việc với một mức lương thực tế lớn hơn (đó là điều cơ bản trong phần lớn lập luận này), thì giả thiết
đó là không đúng. Chẳng hạn, giáo sư Pigou bác bỏ (sách đã dẫn, trang 75) lý thuyết về số nhân bằng giả định
rằng mức tiền lương thực tế là xác định, tức là không có thêm lao động sẵn sàng làm việc với mức lương thực tế
thấp hơn, vì đã có mức toàn dụng nhân công. Tất nhiên với giả thiết này thì lập luận như vậy là đúng. Nhưng trong
đoạn này giáo sư Pigou phê phán một đề nghị liên quan đến chính sách thực tế. Và phải xa rời thực tế lắm mới giả
định rằng trong thời gian con số thống kê thất nghiệp ở nước Anh vượt quá hai triệu (tức là có cả 2 triệu người
muốn làm việc với mức tiền lương danh nghĩa hiện có) bất kỳ lượng gia tăng nào về giá sinh hoạt (dù vừa phải
chăng nữa) so với tiền lương danh nghĩa cũng buộc số người nhiều hơn con số hai triệu nói trên phải rời bỏ thị
trường lao động.
Điều quan trọng phải nhấn mạnh là giáo sư Pigou đã viết toàn bộ cuốn sách của mình với giả thiết bất kỳ
lượng tăng nào về giá sinh hoạt, dù vừa phải chăng nữa, so với tiền lương danh nghĩa sẽ buộc một số công nhân