PHỤ LỤC CỦA CHƯƠNG 19
“Lý thuyết về thất nghiệp” của giáo sư Pigou
T
rong cuốn sách của mình “Lý thuyết về thất nghiệp” giáo sư Pigou đặt khối lượng việc làm phụ thuộc
vào hai nhân tố cơ bản, cụ thể là: 1) Mức tiền lương thực tế mà người lao động đòi hỏi và 2) Hình dạng của hàm
số cần thực tế về lao động. Những mục quan trọng trong cuốn sách này đều liên quan đến việc xác định hình dạng
của hàm số này. Việc người lao động trên thực tế đòi hỏi không phải mức tiền lương thực tế, mà là mức tiền lương
danh nghĩa không bị bỏ qua, nhưng, thực ra, người ta lại giả định rằng có thể lấy mức tiền lương danh nghĩa hiện
có chia cho giá của các mặt hàng mua bằng tiền lương đẻ đo lường mức tiền lương thực tế theo yêu cầu.
Theo lời giáo sư, những đẳng thức tạo thành điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu hàm số cầu thực tế về
lao đọng được đưa ra trong “lý thuyết về thất nghiệp” của ông, trang 90. Vì những giả định ngầm chi phối việc
ứng dụng cách phân tích của ông thoáng hiện ngay từ bước đầu lập luận của ông, nên tôi sẽ tóm tắt cách trình bày
của ông cho đến điểm có tính chất quyết định.
Giáo sư Pigou chia các ngành thành các ngành “chuyên sản xuất hàng mua sắm bằng tiền lương ở trong nước
và sản xuất hàng xuất khẩu mà việc tiêu thụ hàng xuất khẩu tạo ra nhu cầu đối với hàng mua bằng lương ở nước
ngoài”, và các ngành “khác”. Nên gọi hai loại ngành này là các ngành sản xuất hàng mua bằng tiền lương, và các
ngành sản xuất hàng không mua bằng tiền lương. Giáo sư giả định có X người làm việc trong các ngành loại đầu
và y người trong các ngành loại cuối. Ông gọi sản lượng tính bằng giá trị hàng mua bằng tiền lương của x công
nhân là F(x), còn mức lương chung là F’(x). Điều này chẳng khác gì giả thiết rằng chi phí tiền lương biên bằng giá
thành biên
. Tiếp nữa, ông giả thiết rằng x + y = φ(x), tức là số người làm việc trong các ngành sản xuất hàng hoá
mua bằng tiền lương là hàm số của tổng số người có việc làm. Sau đó ông chỉ ra rằng độ co giãn của lượng cầu
thực tế về lao động xét về tổng thể (độ co giãn này cho ta thấy hình dạng của biến số đang xét, tức là hàm số cầu
thực tế về lao động) có thể được biểu thị như sau:
E
r
= φ′(x)
φ(x) × F(x)
F′(x)
Còn về ký hiệu thì không có sự khác biệt đáng kể giữa biểu thức này với cách biểu thị riêng của tôi. Trong
chừng mực mà chúng ta có thể đồng nhất hàng mua bằng tiền lương của giáo sư Pigou với hàng tiêu dùng của tôi,
và các “mặt hàng khác” của Pigou với hàng đầu tư của tôi, có thể suy ra rằng F(x)/ F’(x) của Pigou, tức là giá trị
sản phẩm của các ngành sản xuất hàng cho người ăn lương tính bằng đơn vị tiền lương, là giống như C
w
của tôi.
Thêm nữa, hàm số φ của Pigou (khi đồng nhất hàng tiền lương với hàng tiêu dùng) là hàm số của đại lượng mà tôi
đã gọi ở trên là số nhân mức hữu nghiệp k’.
Vì Δx = k′Δy,
nên φ′(x) = 1 + 1
k
Như vậy, “độ co giãn của lượng cầu thực tế về lao động xét về tổng thể” theo sự tưởng tượng của giáo sư
Pigou là một khái niệm pha tạp giống như một số khái niệm mà tôi đã nghĩ ra. Sự pha tạp này phụ thuộc một phần
vào những điều kiện vật chất và kỹ thuật trong công nghiệp (được thể hiện bằng hàm số F của ông) và một phần
vào khuynh hướng tiêu dùng hàng tiền lương (được thể hiện bằng hàm số φ ), miễn là bao giờ chúng ta cũng phải
tự giới hạn mình trong trường hợp đặc biệt, khi chi phí lao động biên bằng giá thành biên.
Sau đó, để xác định lượng việc làm, giáo sư Pigou kết hợp một hàm cung về lao động với “lượng cầu thực tế
về lao động” của ông. Ông giả định rằng đó là hàm số của tiền lương thực tế chứ không phải của biến nào khác.