Nhưng, vì ông cũng giả định rằng tiền lương thực tế là hàm số của số lượng người x làm việc trong các ngành sản
xuất hàng theo lương, nên điều này chẳng khác gì giả định rằng tổng lượng cung về lao động với tiền lương thực
tế hiện có là một hàm số của x chứ không phải của biến nào khác. Tức là n = χ(x), trong đó n là lượng cung lao
động sẵn có với một mức tiền lương thực tế F’(x).
Như vậy, nếu bỏ qua mọi sự phức tạp, thì cách phân tích của giáo sư Pigou giống như một nỗ lực xác định
lượng việc làm thực tế từ các phương trình:
x + y = φ(x)
và n = χ(x).
Nhưng ở đây có 3 ẩn số, mà chỉ có 2 phương trình. Dường như rõ ràng là ông khắc phục khó khăn này bằng
cách cho rằng n = x + y. Dĩ nhiên, điều này chẳng khác gì giả định rằng không có thất nghiệp bắt buộc theo đúng
nghĩa của nó, tức là toàn bộ số lao động sẵn sàng làm việc với tiền lương thực tế hiện có trên thực tế đều có việc
làm. Trong trường hợp này x có giá trị thoả mãn phương trình:
φ(x) = χ(x)
Và khi bằng cách đó chúng ta đã tìm ra là giá trị của x (chẳng hạn) bằng n
1
thì y phải bằng χ(n
1
) - n
1
và tổng
số người có việc làm n bằng χ(n
1
).
Bây giờ nên dừng lại chốc lại để xét xem điều này có ẩn ý gì. Nó có nghĩa là, nếu hàm cung về lao động thay
đổi, có thêm số lao động sẵn sàng làm việc với một mức lương thực tế nhất định (cho nên n
1
+dn
1
giờ đây là giá trị
của x mà thoả mãn phương trình φ(x) = χ(x), thì lượng cầu về sản lượng của các ngành sản xuất hàng không theo
lương phải đợi mức sao cho số người có việc làm trong các ngành này tăng lên một lượng vừa đủ duy trì sự ngang
bằng giữa φ(n
1
+dn
1
) và χ(n
1
+dn
1
). Cách khác duy nhất có thể làm cho tổng số người có việc làm thay đổi là cải
biên khuynh hướng mua hàng định hướng theo tiền lương và hàng không định hướng theo tiền lương sao cho khi y
tăng thì x sẽ giảm nhiều hơn.
Tất nhiên, giả thiết cho rằng n = x + y có nghĩa là giới lao động bao giờ cũng có khả năng ấn định tiền lương
thực tế riêng của mình. Như vậy, giả thiết rằng lao động có khả năng xác định tiền lương thực tế cho mình có
nghĩa là lượng cầu về sản lượng của các ngành sản xuất hàng không định hướng theo lương tuân theo các quy luật
nêu trên. Nói cách khác, người ta giả thiết rằng lãi suất luôn luôn tự điều chỉnh theo đồ thị hiệu quả biên của vốn
sao cho có thể duy trì mức có đầy đủ việc làm. Không có giả thiết này thì cách phân tích của giáo sư Pigou là vô
dụng, không đưa ra được phương pháp xác định số người có việc làm sẽ là bao nhiêu. Quả thực, thật lạ lùng là
giáo sư Pigou đã cho rằng ông có thể đề xuất một lý thuyết về thất nghiệp mà hoàn toàn không đề cập đến những
biến động về mức đầu tư (tức là những biến động về số người làm việc trong các ngành sản xuất hàng không định
hướng theo tiền lương) nẩy sinh không phải do thay đổi hàm cung về lao động, mà do những biến động (chẳng
hạn) về lãi suất hoặc tình trạng niềm tin.
Do đó, tên sách “Lý thuyết về thất nghiệp” là dùng không đúng chỗ. Thực ra, cuốn sách của ông không xét
đến chủ đè này. Nó chỉ bàn đến việc số người có việc làm sẽ là bao nhiêu khi biết trước hàm cung về lao động và
các điều kiện toàn dụng nhân công được thoả mãn. Công dụng của khái niệm độ co giãn của lượng cầu thực tế về
lao động xét về tổng thể là cho thấy mức toàn dụng nhân công sẽ tăng hoặc giảm bao nhiêu ứng với một dịch
chuyển nhất định của hàm cung về lao động. Hoặc là, - nói cách khác và có lẽ đúng hơn, - chúng ta có thể coi cuốn
sách của ông là một công trình nghiên cứu không mang tính chất nhân quả về sự phụ thuộc hàm số mà xác định
mức lương thực tế nào sẽ ứng với một mức công việc nhất định nào đó. Nhưng cuốn sách này không thể cho ta
biết yếu tố nào quyết định mức việc làm thực sự, và không có quan hệ trực tiếp đến vấn đề thất nghiệp bắt buộc.
Nếu giáo sư Pigou phải phủ nhận khả năng có thất nghiệp bắt buộc theo nghĩa như tôi đã nói ở trên, thì còn
khó mới biết được nên áp dụng cách phân tích của ông như thế nào. Vì giáo sư đã không bàn đến yếu tố nào quyết
định mới quan hệ giữa x và y, tức là giữa số lượng người làm trong cách ngành sản xuất hàng định hướng theo
lương và số người làm trong các ngành sản xuất hàng không định hướng theo lương, đó là một việc vẫn còn rắc
rối.