nhiều hơn tổng số người thất nghiệp hiện có phải rời bỏ thị trường lao động.
Hơn nữa, trong đoạn sách này (sách đã dẫn, trang 75) giáo sư Pigou không nhận thấy rằng lập luận mà ông
đưa ra chống lại việc thu dụng “bậc hai” do có các công trình công cộng, vẫn theo giả thiết trên, cũng cản trở việc
thu dụng “bậc một” tăng thêm vẫn do chính sách đó. Vì nếu mức tiền lương thực tế áp dụng trong các ngành sản
xuất hàng theo lương là xác định, thì không thể nào tăng thêm mức việc làm, trừ khi là do hậu quả của việc những
người không làm công ăn lương giảm lượng tiêu thụ hàng theo lương của họ. Vì những người mới tham gia vào
đội quân lao động bậc một chắc là sẽ tăng lượng tiêu dùng hàng theo lương của họ. Việc này sẽ làm giảm tiền
lương thực tế và do đó (theo giải thích của ông) sẽ là cho những người được thu dụng trước đây ở những nơi khác
nhau mất việc. Thế nhưng, hình như giáo sư Pigou chấp nhận khả năng thêm lượng thu dụng bậc một. Dường như
ranh giới giữa lượng thu dụng bậc một và bậc hai sẽ là điểm tâm lý giới hạn mà tại đó cảm nhận thông thường của
giáo sư không còn thấy nổi lý thuyết xoàng của ông.
Những khác biệt trên đây trong các giả thiết và trong cách phân tích đã dẫn đến sự khác biệt trong các kết
luận (của giáo sư Pigou và Keynes, người dịch). Có thể trình bày sự bất đồng ý kiến đó bằng đoạn văn quan trọng
sau đâu, trong đó giáo sư Pigou tóm tắt quan điểm của mình: “Với sự cạnh tranh hoàn toàn tự do giữa những
người có việc làm và lao động được hoàn toàn tự do luân chuyển, thì tính chất của mối quan hệ (giữa các mức
lương thực tế mà người làm công đòi hỏi và hàm cầu về lao động) sẽ rất đơn giản. Bao giờ cũng sẽ có một động
lực mạnh tác động để mức lương thực tế có quan hệ với lượng cầu sao cho mọi người đều có việc làm. Do đó,
trong tình hình ổn định trên thực tế ai ai cũng sẽ có việc làm. Điều ấy ngụ ý rằng nạn thất nghiệp như thường thấy
ở bất kỳ thời điểm nào là hoàn toàn do những biến động liên tục về tình trạng của lượng cầu, và những cuộc chống
đối giằng co không cho phép thực hiện ngay những điều chỉnh tiền lương thoả đáng
Ông kết luận (sách đã dẫn, trang 253) rằng thất nghiệp chủ yếu là do chính sách tiền lương không thể tự điều
chỉnh cho phù hợp với những biến động của hàm cầu thực tế về lao động.
Như vậy, giáo sư Pigou cho rằng về lâu dài những cuộc điều chỉnh tiền lương không thể khắc phục được nạn
. Trong khi đó tôi khẳng định rằng tiền lương thực tế (chỉ bị ràng buộc bởi một mức tối thiểu được ấn
định bởi độ phi thoả dụng biên của mức thu dụng) được quy định chủ yếu không phải bởi “các cuộc điều chỉnh
tiền lương” (mặc dầu chúng có thể có những tác động phản hồi), mà bởi những tác nhân khác của hệ thống. Một
số tác nhân này (đặc biệt là mối quan hệ giữa đồ thị hiệu quả biên của vốn và lãi suất) đã không được giáo sư
Pigou (nếu tôi nói đúng) đưa vào phần trình bày chính thức của mình.
Cuối cùng, khi giáo sư Pigou đề cập đến “Căn nguyên thất nghiệp” thì ông, cũng như tôi, đúng là có nói về
những biến động trong tình trạng của lượng cầu. Nhưng ông đồng nhất tình trạng cầu với hàm cầu thực tế về lao
động mà quên rằng hàm câu này, theo định nghĩa của ông, là một khái niệm rất hạn hẹp. Vì hàm cầu thực tế về lao
động không phụ thuộc vào gì khác ngoài hai nhân tố sau đây: (1) Mối quan hệ trong một hoàn cảnh nhất định giữa
tổng số người được thu dụng và tổng số người phải được thu dụng trong các ngành sản xuất hàng theo lương để
cung cấp cho họ những gì họ tiêu dùng, và (2) tình trạng năng suất biên trong ngành sản xuất hàng theo lương.
Thế nhưng trong phần V cuốn “Lý thuyết về thất nghiệp” của ông, những biến động trong tình trạng của “lượng
cầu thực tế về lao động” được coi là một nhân tố chịu những biến động lớn trong ngắn hạn (sách đã dẫn, phần V,
các chương 6 và 7), và gợi ý đó dường như nói lên rằng những giao động của lượng cầu thực tế về lao động cùng
với sự bất lực của chính sách tiền lương không phản ứng nhạy bén đối với những giao động đó là nguyên nhân gây
ra chu kỳ kinh tế. Điều này thoạt đầu có vẻ hợp lý và quen thuộc đối với bạn đọc, Vì, nếu bạn đọc không xem lại
định nghĩa thì “những biến động trong lượng cầu thực tế về lao động” sẽ gợi cho bạn đọc một khái niệm cùng loại
mà tôi muốn diễn đạt bằng “những biến động trong tình trạng của tổng cầu”. Nhưng nếu chúng ta xem lại định
nghĩa về lượng cầu thực tế về lao động, thì tất cả những điều nói trên không còn sức thuyết phục nữa. Vì chúng ta
sẽ thấy rằng trên thế gian này không có thứ gì có ít khả năng hơn so với nhân tố này để chịu được những biến
động mạnh trong ngắn hạn.
Theo định nghĩa của giáo sư Pigou thì “lượng cầu thực tế về lao động” không phụ thuộc vào gì khác ngoài
F(x) thể hiện các điều kiện vật chất trong các ngành sản xuất hàng theo lương, và φ(x) thể hiện sự phụ thuộc hàm