Chương 20
I
T
rong chương 3 (tiết I), chúng ta đã định nghĩa hàm cung tổng hợp Z=φ(n) xác lập mối quan hệ phụ thuộc
giữa mức việc làm N với giá cung tổng hợp của sản lượng tương ứng. Hàm việc làm chỉ khác hàm cung tổng hợp
ở chỗ, về thực chất, hàm việc làm là hàm nghịch của hàm cung tổng hợp và được biểu thị bằng đơn vị tiền lương.
Còn mục đích của hàm việc làm là xác lập mối quan hệ phụ thuộc giữa lượng cầu thực tế với số người có việc
làm. Lượng cầu thực tế được tính bằng đơn vị tiền lương và nhằm vào một hãng hoặc một ngành nhất định hoặc
toàn bộ nền công nghiệp. Giá cung ứng của sản lượng do số người được thu dụng làm ra sẽ tương ứng với lượng
cầu thực tế. Như vậy, nếu lượng cầu thực tế D
wr
(được tính bằng đơn vị tiền lương và nhằm vào một hãng hoặc
một ngành) yêu cầu phải có một lượng người có việc làm N
r
trong hãng hoặc ngành đó, thì hàm việc làm được
biểu thị là N
r
= F
r
(D
wr
). Hoặc, tổng quát hơn, nếu chúng ta có quyền giả thiết rằng D
wr
là hàm duy nhất của tổng
cầu thực tế D
w
, thì hàm việc làm được biểu thị là N
r
= F
r
(D
w
). Nói cách khác, N
r
người sẽ được thu dụng trong
ngành công nghiệp r, khi lượng cầu thực tế là D
w
.
Trong chương này chúng tôi sẽ đưa ra các tính chất xác định của hàm việc làm. Nhưng, ngoài cái thú vị mà
những thuộc tính này có thể, còn có hai lý do khiến việc lấy hàm việc làm thay cho đường cung thông thường là
phù hợp với những phương pháp và mục đích của cuốn sách này. Một là, hàm số này biểu thị các số liệu thực tế có
liên quan bằng các đơn vị đo lường mà chúng ta đã quyết định tự giới hạn mình ở đó, không phải dùng những đơn
vị khác có tính chất định lượng đáng nghi vấn. Hai là, so với đường cung thông thường, thì hàm số này được áp
dụng dễ dàng hơn để nghiên cứu các vấn đề của nền công nghiệp và sản lượng xét về tổng thể, chứ không phải các
vấn đề của một hãng hoặc một ngành công nghiệp riêng lẻ trong một hoàn cảnh nhất định - vì những lý do sau
đây:
Đường cầu thông thường đối với một mặt hàng riêng lẻ được vẽ ra với một giả thiết nào đó về thu nhập của
các thành viên trong cộng đồng, và phải vẽ lại, nếu thu nhập thay đổi. Tương tự như vậy, đường cầu đó được vẽ
với một giả thiết nào đó về sản lượng của nền công nghiệp nói chung, và đường cầu đó buộc phải thay đổi, nếu
tổng sản lượng của nền công nghiệp thay đổi. Do vậy, khi chúng ta xét phản ứng của các ngành riêng biệt đối với
những biến động về tổng lượng việc làm, thì chúng ta nhất thiết phải đề cập đến không phải một đường cầu duy
nhất cùng với một đường cung duy nhất cho mỗi ngành, mà cả hai họ đường biểu diễn như vậy tương ứng với các
giả thiết khác nhau về tổng lượng việc làm. Song, trong trường hợp hàm việc làm, thì nhiệm vụ tìm ra một hàm số
cho nền công nghiệp như một tổng thể mà sẽ phản ánh những biến động về tổng lượng việc làm, là dễ thực hiện
hơn.
Trước hết chúng ta hãy giả thiết rằng khuynh hướng tiêu dùng là xác định cũng như các nhân tố khác mà
chúng ta đã chấp nhận là xác định trong chương 18 trên đây, rằng chúng ta đang xét những biến động về lượng
việc làm để ứng phó với những biến động về mức đầu tư. Theo giả thiết này, đối với mỗi mức nhu cầu thực tế tính
bằng đơn vị tiền lương sẽ có một tổng lượng việc làm tương ứng, và lượng cầu thực tế này sẽ được chia theo tỷ lệ
nhất định giữa tiêu dùng và đầu tư. Hơn nữa, mỗi mức nhu cầu thực tế sẽ ứng với một cách phân phối thu nhập
nhất định. Do đó điều hợp lý là giả thiết thêm rằng ứng với một mức tổng cầu thực tế xác định có một cách phân
bố duy nhất lượng cầu đó giữa các ngành khác nhau.
Điều này cho phép chúng ta xác định trong mỗi ngành công nghiệp lượng việc làm nào sẽ ứng với một mức
lượng việc làm nhất định. Nói cách khác, điều này cho ta biết lượng việc làm trong mỗi ngành riêng biệt ứng với
mỗi mức tổng cầu thực tế, cho nên các điều kiện được thoả mãn đối với dạng thức thứ hai của hàm việc làm của