sẽ không có đất ứng dụng. Hơn nữa, trong trường hợp này, sẽ không thể tăng số người có việc làm bằng cách tăng
lượng chi tiêu tính bằng tiền, vì tiền lương danh nghĩa sẽ tăng tỷ lệ với số tiền chi tiêu tăng thêm, cho nên sẽ
không có lượng gia tăng chi tiêu tính bằng đơn vị tiền lương và do đó không có lượng gia tăng về việc làm. Nhưng
nếu giả thiết cổ điển không đúng, thì có thể sẽ tăng lượng việc làm bằng cách tăng số chi tiêu tính bằng tiền cho
đến khi tiền lương thực tế giảm xuống ngang bằng với độ phí thoả dụng biên của lao động, mà tại mức đó theo
định nghĩa, sẽ có đầy đủ việc làm.
Tất nhiên, thông thường e
or
có một giá trị trung gian giữa số không và một. Do đó, mức độ mà giá cả (tính
bằng đơn vị tiền lương) tăng lên, tức là mức độ mà tiền lương danh nghĩa giảm xuống, khi số tiền chi tiêu tăng lên,
phụ thuộc vào độ co giãn của sản lượng khi phản ứng với lượng chi tiêu tính bằng đơn vị tiền lương.
Giả sử độ co giãn của giá dự kiến p
wr
khi có những biến động về lượng cầu thực tế D
wr
, tức là dp
wr
/dD
wr
;
D
wr
/p
wr
, được ký hiệu là e
pr
.
Vì O
r
× p
wr
= D
wr
nên ta có:
dO
r
dD
wr
× D
wr
O
r
+ dp
wr
dD
wr
× D
wr
p
wr
= 1
hoặc e′
pr
+ e
or
= 1
Nói cách khác, tổng các độ co giãn của sản lượng và giá khi có những biến động về lượng cầu thực tế (tính
bằng đơn vị tiền lương) là bằng một đơn vị. Theo quy luật này thì lượng cầu thực tế được phân bố hết, một phần là
trong quá trình tác động đến sản lượng, và một phần là trong quá trình tác động đến giá cả.
Nếu chúng ta xét nền công nghiệp như một tổng thể và muốn giả thiết rằng chúng ta có một đơn vị trong đó
có thể tính được toàn bộ sản lượng, thì cách lập luận như vậy là áp dụng được, cho nên e’
p
+ e
o
= 1, trong đó các
độ co giãn không có chỉ số r được áp dụng cho nền công nghiệp nói chung.
Bây giờ chúng ta hãy tính các giá trị bằng tiền, chứ không phải bằng đơn vị tiền lương, và mở rộng cho
trường hợp này những kết luận của chúng ta đối với nền công nghiệp nói chung.
Nếu W biểu thị tiền lương danh nghĩa của một đơn vị lao động, và p biểu thì giá dự kiến tính bằng tiền của
một đơn vị sản lượng nói chung, thì chúng ta có thể ký hiệu e
p
(=Ddp/pdD) là độ co giãn của giá tình bằng tiền khi
có những biến động về lượng cầu thực tế được tính bằng tiền, và ký hiệu e
w
(=DdW/WdD ) là độ co giãn của tiền
lương danh nghĩa khi có những biến động về lượng cầu thực tế được tính bằng tiền. Lúc này dễ dàng chứng mình
rằng e
p
= 1 - e
o
(1 − e
w
Như chúng ta sẽ thấy trong chương sau, biểu thức này là bước đầu dẫn đến lý thuyết định lượng tổng quát về
tiền tệ. Nếu e
o
= 0 hoặc e
w
= 1, thì sản lượng sẽ không thay đổi, còn giá cả sẽ tăng theo cùng tỷ lệ như lượng cầu
thực tế tính bằng tiền. Nếu không, giá cả sẽ tăng theo một tỷ lệ nhỏ hơn.
II
Chúng ta hãy trở lại với hàm việc làm. Trong phần trước chúng ta đã giả thiết rằng ứng với mỗi mức cầu hoặc
tổng cầu thực tế có một sự phân bố duy nhất về lượng cầu thực tế giữa các sản phẩm của mỗi ngành riêng biệt.
Nhưng khi tổng số chi tiêu thay đổi, thì lượng chi tiêu tương ứng cho các sản phẩm của một ngành công nghiệp
riêng biệt, nói chung, sẽ không thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Một phần là vì, khi thu nhập của họ tăng, các cá nhân
sẽ không tăng theo cùng một tỷ lệ lượng các sản phẩm mà họ mua trong mỗi ngành riêng biệt, và một phần là vì
giá của các mặt hàng khác nhau sẽ thích ứng ở mức độ khác nhau với các lượng gia tăng chi tiêu cho các mặt hàng
ấy.