LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 265

không thể được thực hiện thành công hoàn toàn. Nhưng không nên suy ra rằng mỗi sai lệch nhỏ tạm thời so với
tình trạng ổn định giá cả đều nhất thiết phải dẫn đến trạng thái mất cân bằng có tính chất luỹ tích.

III

Chúng ta đã chỉ ra rằng khi thiếu lượng cầu thực tế, thì sẽ có phiếm dụng lao động với nghĩa có những người

thất nghiệp muốn làm việc với tiền lương thực tế thấp hơn mức hiện có. Do đó, khi lượng cầu thực tế tăng, thì
lượng việc làm tăng (tuy là với tiền lương thực tế bằng hoặc thấp hơn mức hiện có) cho đến khi đạt tới điểm
không còn lao động dư thừa sẵn sàng làm việc với mức lương thực tế hiện có lúc đó, tức là không còn người (hoặc
giờ lao động) có thể sử dụng được, trừ phi (từ điểm này trở về sau) tiền lương danh nghĩa tăng nhanh hơn giá cả.
Vấn đề tiếp theo là xét xem điều gì sẽ xảy ra nếu (khi đã đạt tới điểm này) lượng chi tiêu vẫn tiếp tục tăng.

Cho tới điểm này lợi tức giảm dần từ việc sử dụng nhiều lao động hơn cho một số tư liệu lao động nhất định

đã bù đắp bởi có số người lao động đồng ý làm việc với tiền lương thực tế giảm dần. Nhưng sau điểm này, thì một
đơn vì lao động sẽ đòi hỏi được thù lao bằng một lượng tương đương với lượng sản phẩn tăng theo, mà sản lượng
do việc sử dụng thêm một đơn vị lao động lại là một lượng sản phẩm giảm đi. Do đó, những điều kiện cân bằng
chính xác đòi hỏi tiền lương và giá cả và vì vậy cả lợi nhuận nữa cũng phải tăng theo tỷ lệ với chi tiêu, mà tình
hình “thực tế”, kể cả khối lượng sản phẩm và lượng việc làm, xét về mọi mặt mặt đều không thay đổi. Nói cách
khác, chúng ta đã đặt tới tình trạng trong đó lý tuyết định lượng sơ đẳng về tiền tệ được thoả mãn hoàn toàn (tốc
độ ở đây có nghĩa là tốc độ chuyển hoá thu nhập), vì sản lượng không thay đổi và giá cả tăng theo đúng tỷ lệ với
MV.

Tuy nhiên, đối với kết luận này trên thực tế có một số điểm cần được lưu ý khi áp dụng kết luận này cho một

trường hợp cụ thể:

(1) Ít nhất là trong một thời gian, giá cả tăng có thể gây ra ảo tưởng làm cho các chủ doanh nghiệp tăng lượng số

nhân công quá mức mà đem lại cho họ lợi nhuận cá nhân tính bằng sản phẩm. Vì họ quen coi doanh số tính
bằng tiền tăng lên như là một tín hiệu để mở rộng sản xuất, nên họ có thể tiếp tục làm như vậy khi chính sách
này trên thực tế không còn là lợi thế tốt nhất của họ nữa, tức là họ có thể đánh giá quá thấp chi phí sử dụng
biên của họ trong bối cảnh giá mới.

(2) Về phần lợi nhuận tính bằng tiền mà chủ kinh doanh phải trao cho người thực lợi là cố định, nên việc giá cả

tăng, mặc dù không gây ra biến động nào về sản lượng, sẽ phân phối lại thu nhập có lợi cho chủ doanh nghiệp,
mà không có lợi cho người thực lợi, việc này có thể có tác dụng phản hồi đến khuynh hướng tiêu dùng. Song,
đây không phải là một quy trình chỉ bắt đầu khi mọi người đều có việc làm, mà là quá trình xảy ra đều đặn
trong suốt thời gian số chi tiêu tăng lên. Nếu người thực lợi ít thích chi tiêu hơn chủ doanh nghiệp, thì việc tiêu
pha từ từ thu nhập thực tế của người thực lợi có nghĩa là tình trạng tất cả mọi người có việc làm sẽ đạt được
với một lượng tăng nhỏ hơn về khối lượng tiền tệ và một lượng giảm nhỏ hơn về lãi suất so với trường hợp nếu
giả thuyết ngược lại là đúng. Sau khi tất cả mọi người đã có việc làm, thì việc làm giá cả tiếp tục tăng, nếu giả
thuyết thứ nhất vẫn đúng, có nghĩa là lãi suất sẽ phải tăng chút ít để cho giá cả không tăng vô hạn, cũng có
nghĩa là lượng gia tăng khối lượng tiền tệ sẽ ít hơn so với tỷ lệ tăng chi tiêu. Còn nếu giả thuyết thứ hai đúng,
thì sự việc sẽ diễn ra theo chiều ngược lại. Khi thu nhập thực tế của người thực lợi đã giảm xuống, thì có thể là
do tình hình của người này bị nghèo đi một cách tương đối, nên sẽ đạt tới một điểm, khi sẽ xảy ra bước chuyển
từ giả thuyết thứ nhất sang giả thuyết thứ hai. Có thể đạt tới điểm này hoặc trước hoặc sau khi đã đạt được mức
toàn dụng nhân công.

IV

Có lẽ có một cái gì đó hơi rắc rối trong sự mất cân đối hiển hiện giữa tượng tăng và giảm. Vì trong khi hiện

tượng giảm lượng cầu thực tế xuống dưới mức cần thiết để có lượng toàn dụng nhân công sẽ làm giảm lượng việc
làm cũng như giá cả, thì hiện tượng tăng lượng cầu này lên trên mức đó chỉ sẽ ảnh hưởng đến giá cả mà thôi.
Song, sự mất cân đối này chỉ phản ánh sự việc là trong khi người lao động bao giờ cũng có thể không làm việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.