LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 272

Chương 21

LÝ THUYẾT VỀ GIÁ CẢ

I

C

hừng nào còn quan tâm đến cái gọi là thuyết giá trị, những nhà kinh tế học thường dạy rằng giá cả chịu sự

chi phối của những điều kiện cung và cầu: và đặc biệt là những biến động về chi phí biên và độ co giãn của cung
ngắn hạn đóng một vai trò quan trọng. Nhưng trong tập II, hoặc thường là trong một tác phẩm chuyên đề khi
chuyển sang thuyết tiền tệ và giá cả, thì chúng ta không còn nghe nói đến những quan điểm đơn giản nhưng để
hiểu này nữa, và bước vào một thế giới trong đó giá cả chịu sự chi phối của khối lượng tiền tệ, tốc độ chuyến hoá
trong đó giá cả chịu sự chi phối của khối lượng tiền tệ, tốc độ chuyển hoá thành thu nhập của tiền tệ, tốc độ lưu
thông tiền tệ tương ứng với khối lượng giao dịch, sự tàng trữ, tiết kiệm bắt buộc, lạm phát và giảm phát, và tất cả
những nhân tố khác đại loại như vậy; và người ta ít hoặc không hề có công gán những nhóm từ còn mơ hồ hơn này
với những khái niệm trước đây của chúng ta về các độ co giãn của số cung và cầu. Nếu chúng ta liên tưởng đến
những gì chúng ta được học và thử hợp lý hoá những điều đó, thì trong những cuộc bàn luận đơn giản hơn dường
như độ co giãn của cung phải trở thành số không và cầu thì tỷ lệ với khối lượng tiền tệ: Còn trong những cuộc bàn
luận phức tạp hơn thì chúng ta bị lạc vào một đám sương mù trong đó không có gì là rõ ràng và mọi sự đều có thể
xảy ra. Tất cả chúng ta đều đã quen với tinh trạng thấy mình đôi khi ở bên này của mặt trăng, đôi khi ở phía bên
kia, mà không hề biết có con đường nào nối liền hai mặt đó mà rõ ràng là chỉ liên quan với nhau như cuộc sống
lúc tỉnh và lúc mơ của chúng ta vậy.

Một trong những mục tiêu của các chương trước là thoát khỏi cuộc sống hai mặt này và xác lập lại mối liên

hệ chặt chẽ giữa thuyết giá cả nói chung và thuyết giá trị. Theo tôi nghĩ, sự phân chia môn kinh tế học thành một
bên là thuyết giá trị và phân phối và một bên là thuyết tiền tệ là một sự phân chia sai lầm. Theo tôi, một sự phân
chia đúng đắn phải là giữa một bên là thuyết về ngành và xí nghiệp riêng biệt, về thù lao và sự phân phối giữa
những cách sử dụng khác nhau một khối lượng nguồn lực nhất định, và một bên là thuyết về sản lượng và việc làm
nói chung. Chừng nào chúng ta chỉ nghiên cứu ngành hoặc xí nghiệp riêng biệt với giả định rằng tổng khối lượng
nguồn lực được sử dụng là bất biến, và tạm thời giả định rằng những điều kiện của các ngành hoặc các xí nghiệp
khác không thay đối, thì đúng là chúng ta không quan tâm đến những đặc tính quan trọng của tiền tệ. Nhưng một
khi chúng ta chuyển sang nghiên cứu những nhân tố quyết định sản lượng và việc làm nói chung, thỉ chúng ta cần
một lý thuyết hoàn chỉnh về một nền kinh tế tiền tệ.

Hoặc là chúng ta có thể vạch ranh giới giữa thuyết cân bằng tỉnh và thuyết cân bằng động - thuyết thứ hai có

nghĩa là thuyết về một hệ thống trong đó những quan điểm thay đổi về tương lai có thể ảnh hưởng đến tình hình
hiện tại. Bởi vì tầm quan trọng của tiền tệ chủ yếu bắt nguồn từ chỗ nó là sợi dây nói liền hiện tại va tương lai.
Chúng ta có thể xem xét các nguồn lực phân phối như thế nào giữa những cách sử dụng khác nhau thì sẽ phù hợp
với sự cân bằng dưới ảnh hưởng của những động lực kinh tế bình thường trong một thế giới trong đó những quan
điểm của chúng ta về tương lai là cố định và đáng tin về mọi mặt. Còn có một sự phân chia nữa có lẽ là giữa một
nền kinh tế không thay đổi và một nền kinh tế có thể thay đổi, nhưng trong đó mọi sự việc đều có thể dự kiến ngay
từ đầu. Hoặc từ sự phân tích ban đầu đơn giản hoá này chúng ta có thể chuyến sang những vấn đề của thế giới hiện
thực trong đó những dự kiến trước đây của chúng ta có thể tỏ ra là sai lầm và những dự kiến về tương lai ảnh
hưởng đến hành động của chúng ta ngày nay. Khi chúng ta đã thực hiện được bước chuyển này, thì phải nghiên
cứu đến những tính năng đặc biệt của tiền tệ như sợi dây nối liền hiện tại và tương lai. Nhất thiết phải theo đuổi
thuyết cân bằng động trong một nền kinh tế tiền tệ, thuyết này là một thuyết về giá trị và phân phối, chứ không
phải là một “thuyết tiền tệ” riêng biệt. Tiền tệ, với những đặc tính quan trọng của nó, trước hết là một phương tiện
tinh tế nối liên hiện tại với tương lai, và nếu không dựa trên cơ sở tiền tệ thì chúng ta thậm chí không thể bắt đầu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.