LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 274

tỷ lệ.

Vì vậy, trước hết chúng ta phải xem xét tác động của những biến động về khối lượng tiền tệ đối với khối

lượng cầu thực tế và nói chung việc tăng cầu thực tế sẽ thể hiện một phần trong việc tăng khối lượng việc làm và
một phần trong việc tăng mức giá. Như vậy, đáng lẽ giá cả bất biến trong điều kiện thất nghiệp và giá cả tăng tỷ lệ
với khối lượng tiền tệ trong điều kiện có đầy đủ việc làm, trên thực tế ta thấy giá cả tăng dần khi mức thu dụng
tăng . Vì vậy thuyết giá cả, tức là sự phân tích mối quan hệ giữa những biến động về khối lượng tiền tệ và những
biến động về mức giá để thấy được mức co giãn của giá cả khi có những biến đổi về khối lượng tiền tệ, phải nhằm
trực tiếp vào 5 yếu tố phức tạp nêu ở trên.

Chúng ta sẽ lần lượt xét từng yếu tố một. Nhưng việc xem xét lần lượt này không được đưa chúng ta đến giả

thiết rằng những yếu tố đó, nói một cách chặt chẽ, độc lập với nhau. Thí dụ, tỷ lệ theo đó lượng tăng cầu thực tế
phân chia tác động của nó đối với việc tăng sản lượng và tăng giá cả, có thể tác động đến mối quan hệ giữa khối
lượng tiền tệ và khối lượng cầu thực tế. Hoặc những mức chênh lệch về tỷ lệ thay đổi các khâu thù lao cho những
yếu tố khác nhau, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ và khối lượng cầu thực tế. Mục đích
phân tích của chúng ta không phải là cung cấp một cái máy hoặc một phương pháp vận dụng một cách mù quáng
đưa lại một giải pháp không thể sai lầm, mà là cung cấp cho chúng ta một phương pháp có tổ chức và trật tự để
giải quyết những vấn đề cụ thể và sau khi chúng ta đã đi đến một kết luận tạm thời bằng cách xét tách biệt những
yếu tố phức tạp theo từng cái một, chúng ta phải trở lại xem xét những mối quan hệ qua lại có thể có giữa những
yếu tố đó. Đây là bản chất của tư duy kinh tế. Bất kỳ cách nào khác áp dụng những nguyên tắc suy luận hình thức
của chúng ta (nếu không có chúng thì chúng ta như bị lạc trong rừng) đều dẫn đến sai sót. Thật là một sai lầm to
lớn của những phương pháp giả danh toán học có tính chất tượng trưng để tạo lập một hệ thống phân tích kinh tế,
như kiểu chúng ta sẽ đề cập đến trong tiết VI của chương này, nếu những phương pháp đó đã dứt khoát giả định sự
độc lập hoàn toàn giữa những yếu tố đã được nhắc đến, và vì những phương pháp này không còn sức thuyết phục
và không được xem là xác đáng, nếu giả thiết này không được thừa nhận. Còn theo cách nghị luận thông thường
khi chúng ta không vận dụng một cách mù quáng mà luôn luôn biết rõ điều gì chúng ta đang làm và ý nghĩa của
các từ, thì chúng ta có thể giữ “trong tiềm thức” những sự dè dặt và hạn chế cần thiết và những sự điều chỉnh mà
về sau chúng ta phải thực hiện, thì chúng ta lại không thể giữ những vi phân từng phần phức tạp trong nhiều trang
đại số học trong đó giả định rằng tất cả những vi phân này đều bị triệt tiêu. Một tỷ lệ quá lớn những công trình
nghiên cứu “kinh tế toán” trong thời gian qua chỉ là những điều hư cấu, không chính xác, chẳng khác gì những giả
thiết ban đầu, khiến cho các tác giả không thấy được những phức tạp và những sự phụ thuộc lẫn nhau của thế giới
thực tại trong một mê cung toàn những ký hiệu có tính phô trương và chẳng có ích lợi gì.

IV

(1) Tác động chủ yếu của biến động về khối lượng tiền tệ đối với khối lượng cầu thực tế là thông qua ảnh hưởng

của nó đối với lãi suất. Nếu đây là phản ứng duy nhất thì tác động định lượng có thể bắt nguồn từ ba yếu tố; (a)
đồ thị ưu tiên chuyển hoán cho ta thấy lãi suất phải giảm đến mức nào để số lượng tiền mới được những người
muốn giữ tiền mặt thu vào, (b) đồ thị hiệu quả biên cho ta thấy một mức giảm lãi suất nhất định sẽ làm cho đầu
tư tăng lên bao nhiêu và (c) số nhân đầu tư cho ta thấy một mức tăng đầu tư nhất định sẽ làm cho cầu thực tế
nói chung tăng lên bao nhiêu.

Mặc dù có giá trị trong việc đề ra trật tự và phương pháp cho công việc nghiên cứu của chúng ta, nhưng

sự phân tích này là một cách đơn giản giả tạo dễ làm cho người ta lầm lẫn, nếu ta quên rằng bản thân ba yếu tố
(a), (b), và (c) tuỳ thuộc một phần vào những yếu tố phức tạp (2), (3), (4) và (5) mà chúng ta chưa xét đến. Bởi
vì bản thân đồ thị ưu tiên chuyển hoán tuỳ thuộc vào chỗ bao nhiêu tiền mới được thu hút vào quá trình luân
chuyển thu nhập và sản xuất công nghiệp, và quá trình này lại tuỳ thuộc vào chỗ cầu thực tế tăng lên bao nhiêu
và lượng tăng đó được phân chia ra sao giữa mức tăng giá cả, tăng tiền lương, và khối lượng sản lượng với
mức sử dụng nhân công. Hơn nữa, đồ thị hiệu quả biên sẽ tuỳ thuộc một phần vào tác động của những hoàn
cảnh phát sinh do khối lượng tiền tệ tăng đối với dự kiến về triển vọng tiền tệ trong tương lai. Và sau cùng số
nhân sẽ chịu ảnh hưởng của cách thức phân phối số thu nhập mới, do cầu thực tế tăng, giữa những tầng lớp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.