LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 275

người tiêu dùng khác nhau. Dĩ nhiên bản liệt kê những tác động tương hỗ này cũng chưa đầy đủ. Tuy nhiên,
nếu chúng ta xem xét tất cả những sự kiện, thì chúng ta sẽ có đủ những phương trình xét đồng thời để cho
chúng ta một đáp số xác định. Sẽ có một lượng tăng nhất định về khối lượng cầu thực tế mà sau khi đã tính đến
mọi nhân tố liên quan, sẽ tương ứng và cân bằng với lượng tăng về khối lượng tiền tệ. Hơn nữa, chỉ trong
những trường hợp hết sức đặc biệt thì một lượng tăng về khối lượng tiền tệ mới gắn liền với một lượng giảm
về khối lượng cầu thực tế.

Tỷ lệ giữa khối lượng cầu thực tế và khối lượng tiền tệ rất phù hợp với cái thường gọi là “tốc độ chuyển

hoá thành thu nhập của tiền tệ”, trừ khi cầu thực tế tương ứng với thu nhập mà dự kiến về số thu nhập này đã
thúc đẩy sản xuất, chứ không phải là số thu nhập thực sự đạt được và tương ứng với tổng thu nhập, chứ không
phải thu nhập ròng. Nhưng bản thân tốc độ chuyển hoá thành thu nhập của tiền tệ chỉ là một danh từ chẳng giải
thích được điều gì. Không có lý do gì để hy vọng rằng tốc độ đó là bất biến. Bởi vì, như phần trình bày trước
đã cho thấy, tốc độ đó tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp và khả biến. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng từ ngữ này
làm cho bản thân mối quan hệ nhân quả trở nên khó hiểu và chỉ dẫn đến chỗ lầm lẫn.

(2) Như chúng tôi đã trình bày ở trên, tiết III, chương 4, sự khác biệt giữa lợi tức giảm dần và lợi tức bất biến tuỳ

thuộc một phần ở chỗ công nhân có được thù lao theo tỷ lệ đúng với hiệu suất của họ hay không. Nếu như vậy
ta sẽ có chi phí lao động bất biến (tính theo đơn vị tiền lương) khi mức sử dụng nhân công tăng. Nhưng nếu
một tầng lớp lao động nào đó được trả lương đồng đều bất kể hiệu suất của từng cá nhân, thì chứng ta sẽ có chi
phí lao động tăng bất kể hiệu suất của trang thiết bị. Hơn nữa, nếu trang thiết bị không đồng nhất và việc sử
dụng một phần trang thiết bị làm cho giá thành của mỗi đơn vị sản phẩm lớn hơn, thì chúng ta sẽ có giá thành
biên tăng cao hơn bất kỳ mức tăng nào do chi phí lao động tăng lên.

Vì vậy, giá cũng sẽ tăng khi sản lượng của một phần trang thiết bị nào đó tăng. Do đó sản lượng tăng sẽ đi

đôi với giá cả tăng, ngoài bất kỳ biến động nào về đơn vị tiền lương.

(3) Trong mục (2) chúng ta đã xem xét khả năng cung là không hoàn toàn co giãn. Nếu có sự cân bằng hoàn toàn

về số lượng giữa các nguồn lực chuyên môn hoá không được sử dụng, thì sẽ đồng thời đạt được mức toàn dụng
nhân công với tất cả những nguồn lực đó. Nhưng nói chung nhu cầu đối với một số dịch vụ và hàng hoá sẽ đạt
tới mức mà vượt quá mức đó cùng sẽ hoàn toàn không co giãn trong một thời gian, trong khi ở những ngành
khác vẫn còn nhiều nguồn lực dư thừa không được sử dụng. Vì vậy, khi sản lượng tăng sẽ có những “điểm bế
tắc” mà tại đó cung của một số hàng hoá nhất định không còn co giãn nữa, và giá của các mặt hàng này sẽ phải
tăng lên bất kỳ mức nào cần thiết để chuyển nhu cầu sang các ngành khác.

Có thể là mức giá chung sẽ không tăng nhiều khi mức tăng sản lượng, chừng nào còn có những nguồn lực

hữu hiệu thuộc đủ loại không được sử dụng. Nhưng một khi sản lượng tăng đủ để bắt đầu nảy sinh những
“điểm bế tắc”, thì có khả năng là giá cả một số hàng hoá sẽ tăng vọt.

Tuy nhiên, theo mục này cũng như theo mục (2), mức co giãn của cung một phần tuỳ thuộc vào thời gian.

Nếu chúng ta chấp nhận một khoảng thời gian đủ để cho bản thân một số trang thiết bị thay đổi, thì cuối cùng
tính co giãn của cung sẽ lớn hơn rõ rệt.

Vì vậy trong tình hình có thất nghiệp lan tràn, một biến động vừa phải về cầu thực tế có thể thể hiện rất ít

trong việc giá cả tăng, mà chủ yếu trong việc tăng công ăn việc làm, trong khi đó một biến động lớn hơn không
lường trước được, mà gây nên một số “điểm bế tắc” tạm thời, sẽ thể hiện trong giá cả tăng rõ hơn so với công
ăn việc làm, và lúc đầu ở mức độ lớn hơn so với thời gian sau.

(4) Không cần phải bàn hoặc giải thích nhiều về vấn đề đơn vị tiền lương có xu hướng tăng trước khi có đầy đủ

việc làm. Bởi vì mỗi nhóm công nhân sẽ được lợi khi tiền lương của họ tăng (với các điều kiện khác không
đổi), nên tất nhiên là tất cả các nhóm đều chỉ có một đòi hỏi theo hướng này, mà những nghiệp chủ sẽ sẵn sàng
đáp ứng hơn khi công việc kinh doanh của họ tốt đẹp hơn. Vì lý do này, bất kỳ lượng tăng nào về cầu thực tế
cũng có thể được sử dụng để thoả mãn xu hướng nâng cao đơn vị tiền lương.

Như vậy, ngoài điểm tới hạn cuối cùng của tình trạng toàn dụng nhân công, khi mà cầu thực tế tính bằng

tiền tăng thì tiền lương danh nghĩa phải tăng theo đúng tỷ lệ tăng của giá hàng dùng làm tiền lương, trước đó
còn có một loạt điểm bán tới hạn, khi cầu thực tế tăng có xu hướng làm tăng tiền lương danh nghĩa, mặc dù

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.