không hoàn toàn theo tỷ lệ tăng của giá hàng dùng làm tiền lương; và tình hình cũng tương tự như vậy đối với
trường hợp cầu thực tế giảm. Theo kinh nghiệm thực tế, đơn vị tiền lương tính bằng tiền không biến động một
cách liên tục mà là biến động gián đoạn khi phản ứng với những biến động nhỏ của nhu cầu thực tế. Những
điểm gián đoạn này được quyết định bởi yếu tố tâm lý của công nhân và những chính sách của giới chủ và các
tổ chức công đoàn. Trong một hệ thống mở, khi những điểm gián đoạn ứng với một biến động chi phí tiền
lương so với chi phí tiền lương ở những nơi khác, và trong một chu kỳ kinh tế, khi ngay cả trong một hệ thống
đóng, những điểm gián đoạn có nghĩa là một biến động so với chi phí tiền lương dự kiến trong tương lai,
những điểm gián đoạn này có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Theo một quan điểm nào đó, khi một lượng tăng thêm
về cầu thực tế tính bằng tiền có khả năng làm cho đơn vị tiền lương tăng lên một cách không liên tục, thì
những điểm này có thể coi là những thời điểm bán lạm phát, phần nào tương tự như lạm phát tuyệt đối (dù là
một sự tương tự rất không hoàn hào) (xem tiết V ở dưới) do tăng số cầu thực tế trong tình trạng có việc làm
đầy đủ. Hơn nữa, những điểm đó có tầm quan trọng lớn về mặt lịch sử. Nhưng về mặt lý thuyết không dễ dàng
khái quát hoá những điểm đó.
(5) Sự đơn giản hoá đầu tiên của chúng ta là ở chỗ thừa nhận rằng các khoản thù lao cho những yếu tố khác nhau
bao hàm trong chi phí biên đều thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Nhưng trên thực tế, tỷ lệ thù lao tính bằng tiền
cho những yếu tố khác nhau có độ cứng rắn khác nhau và cung của chúng còn có thể có những mức co giãn
khác nhau trước những biến động về tiền thù lao. Nếu không vì lý do này thì chúng ta có thể nói rằng mức giá
bao gồm hai yếu tố, đơn vị tiền lương và số lượng việc làm.
Có thể là yếu tố quan trọng nhất trong chi phí biên có khả năng biến động theo một tỷ lệ khác với đơn vị tiền
lương và cũng có thể dao động trong phạm vi rộng hơn nhiều, là chi phí sử dụng biên. Bởi vì chi phí sử dụng biên
có thể tăng vọt khi mức sử dụng nhân công bắt đầu tăng, nếu (điều này thường có khả năng xảy ra) cầu thực tế
tăng gây nên một biến động nhanh chóng trong dự kiến phổ biến về thời hạn cần thiết phải thay thế trang thiết bị.
Mặc dù vì nhiều mục đích mà xấp xỉ hữu ích đầu tiên là giả định rằng thù lao cho tất cả những yếu tố bao
hàm trong giá thành biên biến đổi theo cùng một tỷ lệ với đơn vị tiền lương song có lẽ tốt hơn là nên lấy số trung
bình gia quyền của số thù lao cho các yếu tố bao hàm trong giá thành biên, và gọi đó là đơn vị chi phí. Vì vậy, đơn
vị chi phí, hoặc theo xấp xỉ nói ở trên, đơn vị tiền lương, có thể được coi như tiêu chuẩn chủ yếu của giá trị, và
mức giá, với kỹ thuật và trang thiết bị nhất định, sẽ tuỳ thuộc một phần vào đơn vị chi phí và một phần vào quy
mô sản lượng. Khi sản lượng tăng, mức giá sẽ tăng nhiều hơn bất kỳ lượng tăng nào của đơn vị chi phí, phù hợp
với nguyên tắc lợi tức giảm dần trong thời gian ngắn. Ta có tình trạng toàn dụng nhân công khi sản lượng tăng tới
mức mà lợi tức biên của một đơn vị tiêu biểu cho những yếu tố sản xuất giảm xuống con số tối thiểu khi có một
khối lượng yếu tố đủ để làm ra sản lượng này.
V
Khi khối lượng cầu thực tế tăng thêm nữa không làm cho sản lượng tăng thêm nữa và lượng cầu này hoàn
toàn thể hiện trong lượng tăng của đơn vị chi phí sẽ hoàn toàn tương ứng với lượng tăng của cầu thực tế thì chúng
ta sẽ đạt tới một tình trạng có thể gọi một cách chính đáng là lạm phát thực sự. Cho tới lúc này thì tác dụng của
việc mở rộng tiền tệ hoàn toàn là một vấn đề mức độ, và không tại một điểm nào trước đó chúng ta có thể vạch
một ranh giới rõ rệt và tuyên bố rằng tình trạng lạm phát bắt đầu. Mọi lượng tăng trước đó trong khối lượng tiền tệ
đều có thể, chừng nào nó còn làm cho cầu thực tế tăng, thể hiện một phần trong lượng tăng của đơn vị chi phí và
một phần trong sản lượng gia tăng.
Vì vậy chúng ta thấy có sự không đối xứng trên hai phía của mức tới hạn, mà trên mức đó lạm phát thực sự
bắt đầu. Bởi vì việc rút bớt cầu thực tế dưới mức tới hạn sẽ làm giảm khối lượng của nó tính theo đơn vị chi phí;
mặt khác, việc mở rộng cầu thực tế trên mức này nói chung sẽ không có tác dụng làm tăng khối lượng của nó tính
theo đơn vị chi phí. Kết quả này suy ra từ giả thiết cho rằng những yếu tố sản xuất và đặc biệt là công nhân, đều
sẵn sàng chống lại việc giảm tiền lương của họ và không có lý do tương ứng nào để chống lại việc tăng lương. Tuy