Chương 23
NHỮNG GHI CHÚ VỀ CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG, CÁC LUẬT CHỐNG CHO
VAY NẶNG LÃI, TIỀN TỆ ĐƯỢC DÁN TEM VÀ CÁC THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG
THẤP KÉM
I
T
rong khoảng 200 năm, những nhà kinh tế học và những người có đầu ốc thực tiễn đều không nghi ngờ rằng
một quốc gia có một cán cân mậu dịch thuận lợi sẽ có lợi thế đặc biệt và quốc gia đó sẽ đứng trước nguy cơ
nghiêm trọng nếu có một cán cân mậu dịch bất lợi. Đặc biệt là nếu cán cân mậu dịch đó dẫn đến tình hình kim loại
quý bị chảy ra nước ngoài. Nhưng trong vòng 100 năm qua đã có sự bất đồng ý kiến rõ rệt về vấn đề này. Đa số
các chính khách và những người có đầu óc thực tế ở hầu hết các nước, và gần một nửa số người này ngay ở cả
nước Anh là nơi có quan điểm đối lập, vẫn trung thành với học thuyết cũ. Trong khi đó hầu hết tất cả các nhà lý
luận về kinh tế đều cho rằng mối lo ngại về những vấn đề như vậy hoàn toàn không có cơ sở, loại trừ trường hợp
rất ngắn hạn, vỉ cơ chế ngoại thương là tự điều chỉnh, và những cố gắng cản trở cơ chế đó không chỉ vô ích mà
còn làm cho những nước cản trở cơ chế đó bị nghèo đi nhiều vì họ không được hưởng những lợi ích của sự phân
công lao động quốc tế. Theo truyền thống, có thể gọi quan điểm cũ là chủ nghĩa trọng thương, và quan điểm mới
là tự do mậu dịch, mặc dù những thuật ngữ này phải được hiểu theo văn cảnh vì mỗi thuật ngữ đều có cả nghĩa
rộng lẫn nghĩa hẹp.
Nói chung, các nhà kinh tế học hiện nay không chỉ cho rằng, như thường lệ, lợi ích của sự phân công lao
động quốc tế lớn hơn tất cả những lợi ích khác mà phái trọng thương có thể nêu ra, mà còn cho rằng lập luận của
phái trọng thương từ đầu chí cuối đều dựa vào cách tư duy lộn xộn.
Thí dụ, Marshall
, mặc dù những điều ông nói về chủ nghĩa trọng thương không hoàn toàn có tính chất bài
bác, đã không coi trọng lý thuyết chủ yếu của họ như một lý thuyết, và thậm chí không hề nhắc đến những yếu tố
chân lý trong những luận điểm của họ, mà tôi sẽ xem xét dưới đây
. Cũng như vậy, những nhượng bộ về lý
thuyết mà các nhà kinh tế học phái tự do mậu dịch sẵn sàng chấp nhận trong những cuộc tranh luận đương thời, thí
dụ, về việc khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ, hoặc cải thiện điều kiện mậu dịch, đều không liên quan
gì đến thực chất của chủ nghĩa trọng thương. Trong cuộc tranh luận về tài khoá trong 25 năm đầu của thế kỷ này
tôi không nhớ đã có lần nào các nhà kinh tế học chịu nhượng bộ ý kiến cho rằng chính sách bảo hộ có thể tạo thêm
việc làm trong nước. Có lẽ hợp lý nhất là tính lại những gì bản thân tôi đã viết, để làm thí dụ. Cho mãi đến năm
1923, là một đồ đệ trung thành của học thuyết cổ điển, lúc đó không nghi ngờ gì về những điều tra được giảng dạy,
và không có chút đắn đo nào về vấn đề này, tôi đã viết: “Nếu có một việc mà chính sách bảo hộ không làm được,
đó là xoá bỏ nạn thất nghiệp … Có một số lập luận biện minh cho chính sách đó, mà lý lẽ đối lại lập luận này
không đơn giản. Nhưng nói rằng chính sách bảo hộ có thể xoá bỏ tình trạng thất nghiệp là sự nguỵ biện thô thiển
nhất của những người chủ trương chính sách bảo hộ”
. Không có tài liệu nào dễ hiểu trình bày về thuyết trọng
thương thời kỳ đầu, và chúng tôi đã được giáo dục để tin rằng lý thuyết này gần như chẳng có ý nghĩa gì. Trường
phái cổ điển đã có vai trò thống trị tuyệt đối và hoàn toàn như vậy đó.
II
Trước mắt tôi xin trình bày theo cách của tôi điều mà ngày nay đối với tôi xem như là yếu tố chân lý khoa
học trong thuyết trọng thương. Sau đó chúng sẽ so sánh yếu tố này với những lập luận hiện nay của những người
theo thuyết trọng thương. Cần phải hiểu rõ rằng những lợi ích được nêu lên là những lợi ích quốc gia và không có
khả năng có lợi cho thế giới nói chung.