LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 296

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét một xã hội có một đơn vị tiền lương ổn định một chút, có những đặc điểm

quốc gia quyết định khuynh hướng tiêu dùng và sự ưa chuông tiền mặt, và có một hệ thống tiền tệ thiết lập một
cách chặt chẽ mối quan hệ giữa khối lượng tiền tệ và khối lượng dự trữ kim loại quý, thì điều kiện thiết yếu để duy
trì sự phồn vinh cho đất nước là chính quyền phải rất quan tâm đến tinh hình cán cân mậu dịch. Bởi vì một cán cân
thuận lợi, miễn là cán cân thuận lợi không quá lớn, sẽ có tính chất kích thích cực kỳ mạnh mẽ, còn một cán cân bất
lợi sẽ sớm tạo nên một tình trạng thường xuyên trì trệ.

Điều này không có nghĩa là một sự hạn chế tối đa đối với hàng nhập sẽ góp phần tạo ra cán cân mậu dịch

thuận lợi tối đa. Những người theo thuyết trọng thương đầu tiên đã nhấn mạnh đến điểm này và thường chống lại
những hạn chế thương mại vì về lâu dài những hạn chế này có thể gây trở ngại cho một cán cân thuận lợi. Thực ra
người ta có thể lập luận rằng trong những hoàn cảnh đặc biệt của nước Anh giữa thế kỷ 19, mậu dịch hầu như
hoàn toàn tự do là một chính sách tốt nhất phát triển một cán cân thuận lợi. Kinh nghiệm đương thời về những hạn
chế thương mại ở châu Âu sau chiến tranh là những thí dụ đa dạng những trở ngại đổi với tự do mậu dịch được
thực hiện trên cơ sở sai lầm, nhằm cải thiện cán cân thuận lợi trên thực tế đã đem lại nhửng kết quả trái ngược.

Vì lý do trên và những lý do khác nữa, đọc giả không nên đi đến một kết luận quá sớm về chính sách thực

tiễn xuất phát từ luận điểm của chúng ta. Có những căn cứ chắc chắn có tính chất tổng quát chống lại những hạn
chế thương mại, trừ phi những hạn chế đó được thực hiện trên những cơ sở đặc biệt. Những lợi ích của sự phân
công lao động quốc tế là thực tế và lớn lao, mặc dù trường phái cổ điển đã nhấn mạnh quá cao đến những lợi ích
này. Việc nước chúng ta đạt được lợi ích nhờ cán cân thanh toán thuận lợi có thể đưa lại một sự bất lợi tương xứng
cho một nước khác nào đó (một điểm mà phái trọng thương hiểu rất rõ), không phải chỉ có nghĩa là cần thiết phải
có sự điều độ lớn để một nước có thể đảm bảo cho bản thân mình một số dự trữ kim loại quý vừa phải và hợp lý,
mà còn có nghĩa rằng một chính sách thái quá có thể dẫn đến sự cạnh tranh quốc tế vô nghĩa, đối với một cán cân
thuận lợi, làm hại đến tất cả các nước khác

(4)

. Và cuối cùng, một chính sách hạn chế thương mại là một công cụ

phản bội, ngay cả để đạt được mục tiêu công khai của nó, bởi vì lợi ích cá nhân, sự bất lực về quản lý và khó khăn
nội tại của việc thực hiện, sẽ làm cho chính sách đó mang lại những kết quả hoàn toàn ngược lại những điều mong
đợi.

Vì vậy, sự phê phán của chúng tôi chủ yếu nhằm chống lại sự không thoả đáng của những cơ sở lý luận của

học thuyết tự do kinh doanh mà tôi đã được dạy dỗ trong nhiều năm và tôi đã dạy lại; chống lại quan điểm cho
rằng lãi suất và khối lượng đầu tư sẽ tự điều chỉnh ở mức tối ưu, vỉ vậy quan tâm lo lắng đến cán cân thương mại
là lãng phí thời gian. Vì chúng ta, những giáo sư kinh tế học, đã phạm phải một sai lầm do quá tự tin trong việc coi
như một sự ám ảnh không đáng kể những gì mà trong nhiều thế kỷ đã là mục đích chủ yếu của nghệ thuật quản lý
nhà nước trên thực tế.

Do ảnh hưởng của lý thuyết sai lầm này, thành phố London dần dẫn nghĩ ra một cách nguy hiểm nhất có thể

tưởng tượng được, nhằm duy trì thế cân bằng tức là phương pháp chiết khấu của ngân hàng đi đôi với một tỷ giá
hối đoái ngang bằng một cách cứng nhắc. Bởi vì chính sách này hoàn toàn loại trừ mục tiêu duy trì một lãi suất
trong nước phù hợp với mức toàn dụng nhân công. Vì trong thực tế không thể bỏ qua cán cân thanh toán nên
người ta đã đề ra một biện pháp kiểm soát cán cân đó, nhưng đáng lẽ phải bào vệ lãi suất trong nước, thì biện pháp
này loại bỏ mặc nó bị tác động của những tác nhân mù quáng. Trong thời gian vừa qua những nhà ngân hàng có
đầu óc thực tế ở London đã có nhiều kinh nghiệm và người ta hầu như cổ thể hy vọng rằng nước Anh sẽ không
bao giờ áp dụng lại phương pháp tỷ lệ chiết khấu của ngân hàng để bảo vệ cán cân ngoại thương trong những điều
kiện có thể gây nên thất nghiệp trong nước.

Được coi như là lý thuyết về hàng riêng lẻ và lý thuyết về phân phối sản phẩm có được do sử dụng một khối

lượng nguồn lực nhất định, lý thuyết cổ điển đã có phần đóng góp không thể phủ nhận được cho tư duy kinh tế.
Không thể suy nghĩ một cách rõ ràng về kinh tế nếu không có lý thuyết cổ điển như một bộ phận của bộ máy tư
duy. Tôi không được quyền nghi vấn đối với điều này khi tập trung sự chú ý vào việc họ đã không chú ý đến
những cái có giá trị trong quan điểm của những bậc tiền bối của họ. Tuy nhiên là một đóng góp cho nghệ thuật
quản lý nhà nước liên quan đến hệ thống kinh tế nói chung và đến việc đảm bảo sử dụng tối ưu toàn bộ các nguồn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.