LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 297

lực của hệ thống này, những phương pháp của các nhà tiên phong về tư duy kinh tế kinh tế trong thế kỷ 16 và 17
có thể đã đạt tới những phần rời rạc của trí tuệ thực tiễn mà những quan điểm trừu tượng không thực tế của
Ricardo lúc đầu đã bỏ quên và về sau lãng quên hẳn. Thật là khôn ngoan khi họ quan tâm lo lắng nhiều đến việc
duy trì một lãi suất thấp bằng cách thực hiện những luật chống Vay nặng lãi (chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong
phần sau của chương này), bằng cách duy trì quỹ tiền tệ trong nước, và bằng cách ngăn chặn đơn vị tiền lương
tăng lên cao và khi họ sẵn sàng dùng phương sách cuối cùng để khôi phục quỹ tiền tệ bằng cách phá giá, nếu rõ
ràng quỹ này bị thâm hụt do không thể tránh được tiền tệ chạy ra nước ngoài, do đơn vị tiền lương tăng

(5)

hoặc do

nguyên nhân nào khác.

III

Những nhà tiên phong đầu tiên này về tư tưởng kinh tế có thể là đã tìm thấy những ngôn ngữ thực tiễn mà

không nhận thức được những cơ sở lý thuyết của những châm ngôn đó. Vì vậy chúng ta hãy xem xét một cách
ngắn gọn những lý do họ nêu lên, cũng như những ý kiến họ Khuyến nghị. Công việc này được tiến hành một cách
dễ dàng với việc tham khảo tác phẩm lớn của ông, Heckscher về chủ nghĩa trọng thương trong đó những đặc điểm
chủ yếu của tư tưởng kinh tế trong vòng hai thế kỷ lần đầu tiên được nêu lên với đông đảo độc giả kinh tế. Những
đoạn trích dẫn sau đây chủ yếu lấy từ những trang sách của ông

(6)

.

(1) Những người theo thuyết trọng thương không bao giờ cho rằng lãi suất có xu hướng tự điều chỉnh ở mức thích

hợp. Trái lại, họ nhấn mạnh rằng một mức lãi suất quá cao là trở ngại chính đối với sự tăng trưởng của cải; và
thậm chí họ còn hiểu rằng lãi suất tuỳ thuộc vào sự ưa chuộng tiền mặt và khối lượng tiền tệ. Họ quan tâm đến
cả việc giảm xu hướng ưa chuộng tiền mật lẫn việc tăng khối lượng tiền, và nhiều người trong số họ đã nêu rõ
rằng họ quan tâm đến việc tăng khối lượng tiền tệ là vì họ muốn giảm lãi suất. Giáo sư Heckscher đã tóm tắt
khía cạnh này trong thuyết trọng thương của họ như sau:

Trong một số giới hạn nhất định, về điểm này cũng như về nhiều điểm khác, lập trường của những

người theo thuyết trọng thương sáng suốt hơn là hoàn toàn rõ ràng. Đối với họ tiền tệ dùng theo thuật
ngữ thời nay - là một yếu tố của sản xuất, cũng như đất đai, đôi khi được coi như của cải “nhân tạo”,
khác với của cải “tự nhiên”. Lợi tức của vốn là tiền trả cho việc cho vay tiền, tương tự như địa tô.
Chừng nào những người theo thuyết trọng thương còn cố tìm ra những nguyên nhân khách quan biện
minh cho lãi suất cao và trong thời kỳ này họ ngày càng làm như vậy thì họ còn tìm thấy những
nguyên nhân như vậy trong tổng khối lượng tiền. Trong số tư liệu dồi dào có được, chỉ những thí dụ
điển hình nhất được chọn ra để trước hết chứng minh khái niệm này đã tồn tại lâu dài như thế nào và
có nguồn gốc sâu xa và độc lập như thế nào đối với những nhận định thực tế.

Cả hai phe đối thủ chính trong cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ và vấn đề mậu dịch ở Đông

Ấn vào thời kỳ đầu những năm 1920 ở Anh đã hoàn toàn thống nhất ý kiến về điểm này. Gerard
Malynes đã đưa ra lý do cụ thể để khẳng định rằng “tiền tệ dồi dào làm giảm bớt tình trạng cho vay
nặng lãi về giá cả hoặc lãi suất (Luật trọng thương và vấn đề duy trì tự do mậu dịch; 1622). đối thủ
hung hăng của ông là Edward Misselden đã đáp lại rằng “phương thuốc với cho vay nặng lãi có thể
là sự dồi dào tiền tệ” (Tự do mậu dịch hay là những biện pháp phát triển mậu dịch - cùng năm).
Trong số những tác giả nổi tiếng nửa thế kỷ sau đó có Child, một nhà lãnh đạo toàn quyền của Công
ty Đông Ấn và là người khôn ngoan nhất tán thành quan điểm đó, đã bàn (1688) về vấn đề lãi suất tối
đa hợp pháp mà ông yêu cầu áp dụng, sẽ có kết quả như thế nào trong việc rút “tiền” của người Hà
Lan (ở đây chỉ người nước ngoài; ND) ra khỏi nước Anh. Ông cho răng phương thuốc đối với điều
bất lợi ghê gớm này là chuyển khoản một cách dễ dàng hơn những giấy nợ, nếu những giấy nợ đó
được sử dụng như tiền tệ. Ông nói rằng làm như vậy chắc chắn có thể bù cho số thâm hụt ít ra là một
nữa số tiền có sẵn đang được sử dụng trong nước. Petty, một tác giá khác, hoàn toàn không bị ảnh
hưởng bởi sự va chạm lợi ích, đã đồng ý với những tác giả khác khi ông giải thích sự giảm “tự
nhiên” của lãi suất từ 10 xuống 6 phần trăm do tăng khối lượng tiền. (Số học chính trị 1676) và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.