LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 298

khuyên nên cho vay lấy lãi như một phương thuốc thích hợp đối với một nước có quá nhiều “tiền
mặt” (Bàn về tiền tệ 1682).

Tất nhiên không phải chỉ ở nước Anh mới có cách lập luận như vậy. Thí dụ, nhiều năm sau (1701-

1706) những nhà buôn và chính khách của Pháp đã phàn nàn rằng sự khan hiếm tiền mặt đã gây nên
lãi suất cao và họ tìm cách hạ thấp lãi suất cho vay bằng cách tăng lưu thông tiền tệ

(7)

.

Có lẽ nhà tư tưởng vĩ đại Locke là người đầu tiên đã diễn tả bằng những thuật ngữ trừu tượng mối quan

hệ giữa lãi suất và khối lượng tiền tệ trong cuộc tranh luận với Petty

(8)

. Ông đã phản đối đề nghị của Petty quy

định một lãi suất tối đa trên cơ sở là điều này không thể thực hiện được, cũng như không thể quy định mức địa
tôi tối đa vì, do có thể tạo ra một khoản Thu nhập hàng năm bằng Tiền lãi. Giá trị Tự nhiên của Tiền tệ tuỳ
thuộc vào tổng khối lượng tiền lưu thông trong nước Anh lúc đó, tương ứng với tổng khối lượng mậu dịch của
nước Anh (tức là tổng khối lượng hàng hoá bán ra)

(9)

. Locke giải thích rằng đồng tiền có hai giá trị: (1) Giá trị

sử dụng được tính bằng lãi suất và về mặt này nó có tính chất của đất đai, thu nhập của đất đai gọi là địa tô và
thu nhập của tiền tệ gọi là tiền lãi, và (2) Giá trị trao đổi, và về mặt này nó có tính chất của một hàng hoá, giá
trị trao đổi của tiền tệ chỉ tuỳ thuộc vào sự dồi dào hoặc khan hiếm tiền tệ tương ứng với sự dồi dào hoặc khan
hiếm hàng hoá, và không phụ thuộc vào lãi suất. Như vậy Locke là cha đẻ của thuyết định lượng hai mặt. Thứ
nhất, ông cho rằng lãi suất tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa khối lượng tiền tệ (có tính đến tốc độ lưu thông) và tổng giá
trị mậu dịch. Thứ hai, ông cho rằng giá trị của tiền tệ trong trao đổi tuỳ thuộc vào tỷ lệ giữa khối lượng tiền tệ
và tổng khối lượng hàng hoá trên thị trường. Nhưng vì đứng một chân về phía thế giới trọng thương và một
chân về phía thế giới cổ điển

(10)

nên ông đã lẫn lộn trong khi nhìn nhận mối quan hệ giữa hai tỷ lệ này, và ông

đã hoàn toàn bỏ qua khả năng có những thăng trầm trong xu hướng ưa chuộng tiền mặt. Tuy nhiên, ông đã
hăng hái giải thích rằng việc hạ thấp lãi suất không có tác động trực tiếp đối với mức giá và chỉ tác động đến
giá cả “khi biến động lãi suất trong thương mại đưa đến việc thu vào hoặc xuất ra Tiền tệ hay Hàng hoá, và làm
thay đổi tỷ lệ giữa tiền tệ và hàng hoá trong nước Anh, khác với trước kia, tức là nếu việc giảm bớt lãi suất dẫn
đến việc xuất khẩu tiền mặt hoặc tăng sản lượng. Nhưng tôi nghĩ rằng ông ta chưa bao giờ thực hiện một sự
tổng hợp thực sự

(11)

.

Những người theo học thuyết trọng thương đã phân biệt lãi suất và hiệu quả biên của vốn một cách dễ

dàng như thế nào đã được minh hoạ bằng một đoạn văn (In năm 1621) mà Locke đã trích dẫn từ một bức thư
gửi một người bạn về vấn đề cho vay nặng lãi: “Lãi suất cao làm kinh doanh thương mại sa sút. Lợi ích thu
được từ tiền lãi lớn hơn tiền lãi có được từ kinh doanh thương mại, điều này làm cho những nhà buôn giàu có
chuyển sang cho vay lấy lãi, và những nhà buôn nghèo hơn bị phá sản”. Trong cuốn Tiền lãi và sự cải thiện ở
Anh
, 1663, Fortrey đã nêu ra một thí dụ nữa về ý kiến nhấn mạnh rằng lãi suất thấp là phương tiện làm cho của
cải tăng thêm.

Những người theo thuyết trọng thương không bỏ qua một thực tế là nếu sự ưa chuộng tiền mặt thái quá là

để thu hút kim loại quý đưa vào tàng trữ, thi lợi thế của lãi suất không còn nữa. Tuy nhiên, vì mục đích tăng
quyền lực của Nhà nước, một số người theo thuyết trọng thương đã tán thành chủ trương tích luỹ của cải của
nhà nước. Nhưng những người khác đã thẳng thắn phản đối chính sách này:

Thí dụ, Schrötter đã sử dụng nhũng lập luận thông thường của phái trọng thương để phác hoạ một

bức tranh khủng khiếp về việc lưu thông tiền tệ trong nước sẽ bị thiếu hụt như thế nào do kho bạc
Nhà nước tích luỹ quá nhiều… ông ta cũng phác hoạ một sự tương đương hoàn toàn logic giữa việc
tích luỹ của cải của những tu viện và việc xuất siêu kim loại quý, mà ông cho là điều tệ hại nhất mà
ông có thể tưởng tượng được. Davenant giải thích cảnh nghèo khổ cùng cực của nhiều nước phương
Đông - mà người ta cho rằng những nước này có nhiều vàng bạc hơn bất kỳ nước nào khác trên thế
giới - bằng sự việc là của cải cứ nằm ứ đọng trong các kho bạc của vua chúa… Nếu việc tàng trữ của
Nhà nước giỏi lắm mới được coi như một lợi ích đáng nghi ngờ, và thường là một mối nguy lớn, thì
việc tàng trữ của tư nhân rõ ràng bị người ta sợ như một tai hoạ - đó là một trong những xu hướng bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.