rất nhiều tác giả của phái trọng thương đã phản đối dữ dội, và tôi không nghĩ rằng có thể tìm ra một
tiếng nói nào không tán thành quan điểm này
(2) Những người theo thuyết trọng thương hiểu rõ sự sai lầm của việc hạ thấp giá cả và mối nguy là sự cạnh tranh
thái quá có thể làm cho tương quan buôn bán bất lợi đối với một nước. Vì vậy Malynes đã viết trong cuốn Luật
Trọng Thương (1622): “Cố gắng đừng bán hàng hoá rẻ hơn các nước khác, gây tổn hại cho Khối Liên hiệp, với
lý do nhằm phát triển mậu dịch, vì mậu dịch không phát triển được khi hàng hoá quá rẻ, vì hàng hoá rẻ là do
nhu cầu nhỏ và khan hiếm tiền, vì vậy, ngược lại, khi tiền tệ dồi dào và hàng hoá trở nên đắt hơn do nhu cầu
lớn hơn, thì mậu dịch lại phát triển
. Giáo sư Heckscher đã tóm tắt phần này trong quan điểm trọng thương
như sau:
Trong một thế kỷ rưỡi, quan điểm này đã nhiều lần được trình bảy rằng một nước có tương đối ít
tiền hơn các nước khác phải “bán rẻ và mua đắt…”
Ngay trong bản in ban đầu của cuốn “Luận đàm về thịnh vượng chung, tức là vào giữa thế kỷ 16,
thái độ này dã dược bộc lộ rõ. Thực vậy, Hales dã nói rằng: “Và ngay cả khi người ngoại quốc bằng
lòng chỉ lấy hàng của chúng ra để trao đổi hàng với họ, thì điều gì có thể ngăn cản họ tăng giá những
hàng hoá khác (tức là những hàng hoá ta mua của họ), mặc dù hàng hoá của chúng ta rất rẻ đối với
họ? Và rồi chúng ta vẫn là những người bị thua thiệt, và họ là người được lợi, trong khi họ bán đắt
mà vẫn mua hàng của chúng ta với giá thật rẻ, và kết quả là họ làm giàu cho bản thân họ vd bần cùng
hoá chúng ta. Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta cũng nên tăng giá hàng của chúng ta cũng như họ tăng
giá hàng của họ, như hiện nay chúng ta đang làm, mặc dù như vậy sẽ làm cho một số người bị thua
thiệt, nhưng số người bị thua thiệt sẽ không nhiều như theo cách trước”.
Về điểm này ông đã được sự ủng hộ hoàn toàn của người xuất bản sách của ông nhiều thập kỷ về sau
(1581). Vào thế kỷ 17, quan điểm này lại xuất hiện mà không có sự thay đổi cơ bản nào về ý nghĩa. Vì vậy
Malynes cho rằng lập trường tai hại này là kết quả của điều mà ông đã khiếp sợ hơn tất cả mọi thứ khác, tức là
sự đánh giá quá thấp tỷ suất hối đoái của Anh ở nước ngoài… Quan niệm này sau đó đã liên tục tái hiện. Trong
cuốn “Lời nói khôn ngoan” (Verbum Sapientti), viết năm 1665, xuất bản năm 1691, Petty cho rằng những nỗ
lực mãnh liệt nhằm tăng khối lượng tiền tệ chỉ có thể chấm dứt “khi nào chúng ta chắc chắn có nhiều tiền hơn
bất kỳ nước láng giềng nào (mặc dù chưa bao giờ họ có ít như vậy), cả về tỷ lệ số học và hình học”. Trong thời
kỳ giữa khi viết và khi xuất bản tác phẩm này, Coke đã tuyên bố: “Nếu ngân khố của chúng ta nhiều hơn ngân
khố của các nước láng giềng thì dù chúng ta chi có một phần năm của kho bạc chúng ra hiện có, tôi cũng chẳng
cần” (1675)
.
(3) Những người theo thuyết trọng thương đã đề xướng ra quan điểm cho rằng “nỗi lo sợ về hàng hoá” và sự khan
hiếm tiền là những nguyên nhân gây ra thất nghiệp, một quan điểm bị những nhà kinh tế học cổ điển sau hai
thế kỷ lên án là phi lý:
Một trong những trường hợp đầu tiên sử dụng lập luận về thất nghiệp làm lý do để cấm hàng nhập
khấu đã xảy ra ở Florenct, năm 1426. ít nhất là từ năm 1455 nước Anh đã có luật pháp về vấn đề này.
Một đạo luật hầu như đồng thời của Pháp ra đời năm 1466, tạo cơ sở cho nền công nghiệp tơ lụa ở
Lyon, mà về sau trở thành nổi tiếng, ít đáng quan tâm hơn vì không thực sự nhằm chống hàng ngoại.
Nhưng đạo luật này cũng đề cập đến khả năng tạo việc cho hàng vạn người thất nghiệp, cả nam lẫn
nữ. Điều này cho thấy vào thời đó lập luận này đã phố biến đến mức nào…
Cuộc thảo luận lớn đầu tiên về vấn đề này, cũng như hầu hết tất cá những vấn đề kinh tế xã hội, đã
diễn ra ở Anh vào giữa thế kỷ 16, hoặc sớm hơn một ít dưới triều đại Henry VIII và Edward VI.
Nhân đây chúng tôi không thể không đề cập đến một loạt bài viết, rõ ràng được viết chậm nhất là vào
cuối những năm 1530, ít nhất có hai bài được coi là của Clement Armstrong… Thí dụ, ông ta đã bày
tỏ quan điểm của mình về vấn đề này như sau: “Vì một khối lượng lớn hàng hoá hàng năm được
nhập vào Anh không chỉ gây nên sự khan hiếm tiền tệ mà còn phá huỷ tất cả các ngành thủ công