LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 300

nghiệp, mà nhờ đó đáng lẽ một số lớn dân thường có được việc làm để kiếm tiền đủ cho cơm ăn
nước uống, nhưng họ lại phải ăn không ngồi rồi và đi ăn xin hoặc trộm cắp

(15)

.

Thí dụ hay nhất, như tôi được biết, vì một cuộc thào luận điền hình theo thuyết trọng thương về

tình hình này là cuộc tranh luận tại Hạ viện Anh về vấn đề khan hiếm tiền tệ đã diễn ra năm 1621,
khi bắt đầu xảy ra một cuộc suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt là trong ngành xuất khẩu vải sợi. Một
trong những nghị viên có ảnh hưởng nhất, Ngài Edwin Sandys, dã mô tả tình hình một cách rất rõ
ràng. Ông nói rằng nông dân và thợ thủ công hầu như khắp mọi nơi đã bị khổ sở, khung cửi không
hoạt động vì thiếu tiền lưu thông trong nước, và nông dân buộc phải huỷ bỏ hợp đồng của họ không
phải (nhờ trời) vì thiếu sản phẩm của đất đai mà vì thiếu tiền. Tình hình này dẫn đến những cuộc
điều tra tường tận xem tiền chạy đi đâu mà sự khan hiếm tiền đã gây nên hậu quả nghiêm trọng như
vậy. Người ta đã chỉ trích những người bị xem như đã góp phần vào việc xuất khẩu (xuất siêu) kim
loại quý, hoặc làm cho kim loại quý biến mất đi do những hoạt động tương ứng ờ trong nước

(16)

.

Những người theo thuyết trọng thương hiểu rằng chính sách của họ, như giáo sư Heckscher viết, “đã ném

một hòn đá trúng hai con chim. Một mặt, đất nước thoát khỏi khối lượng hàng hoá dư thừa không mong muốn,
mà người ta cho là nguyên nhân gây nên nạn thất nghiệp, mặt khác, tổng số trữ lượng tiền tệ trong nước tăng
thêm

(17)

với những lợi ích kéo theo là lãi suất giảm xuống.

Khó có thể nghiên cứu những khái niệm của những người theo thuyết trọng thương xuất phát từ những

kinh nghiệm thực tế của họ nếu không nhận thức được rằng trong suốt lịch sử loài người khuynh hướng tiết
kiệm luôn luôn mạnh hơn sự kích thích đâu tư. Tình trạng yếu kém của sự kích thích đầu tư luôn là chiếc chìa
khoá của vấn đề kinh tế. Ngày nay nguyên nhân của tình trạng yếu kém về sự kích thích đầu tư có thể chủ yếu
là do mức độ tích luỹ tư bản, còn trước kia thì có thể chủ yếu là do những sự may rủi và mạo hiểm đủ loại.
Nhưng kết quả thì vẫn y như vậy. Ước vọng của cá nhân muốn tăng tài sản riêng bằng cách tiết chế tiêu dùng
thường mạnh hơn động cơ kích thích nghiệp chủ tăng tài sản quốc gia bằng cách sử dụng lao động vào việc tạo
ra những tài sản lâu bền.

(4) Những người theo thuyết trọng thương không có ảo tưởng về tính chất quốc gia chủ nghĩa trong các chính sách

của họ về xu hướng gây chiến của những chính sách đó. Họ đã công khai nói rằng chính lợi ích quốc gia và sức
mạnh tương đối là những mục tiêu mà họ đang nhắm tới

(18)

.

Chúng ta có thể chỉ trích họ về thái độ thờ ơ khi chấp nhận hậu quả không thể tính được này của một hệ

thống tiền tệ quốc tế. Nhưng về phương diện tri thức thì chủ nghĩa hiện thực của họ còn khá hơn so với tư tưởng
mơ hồ lẫn lộn của những người ngày nay chủ trương một kim bàn vị quốc tế cố định và một chính sách tự do kinh
doanh trong lĩnh vực tín dụng quốc tế. Những người này cho rằng đó chính là những chính sách đảm bảo hoà bình
tốt nhất.

Vì trong một nền kinh tế phụ thuộc vào những hợp đồng và những tập quán liên quan đến tiền bạc ít nhiều đã

cố định trong một thời gian khá dài, trong đó khối lượng tiền tệ lưu thông trong nước và lãi suất trong nước chủ
yếu do cán cân thanh toán quyết định, như ở nước Anh trước chiến tranh, thì chỉ có cách chính thống duy nhất mà
chính quyền có thể thực hiện để đối phó với vấn đề thất nghiệp trong nước, là phấn đấu có xuất siêu và nhập khẩu
kim loại tiền tệ trong buôn bán với các nước láng giềng. Trong lịch sử chưa bao giờ có một phương pháp nào có
hiệu lực làm cho lợi ích của một nước mâu thuẫn với lợi ích của các nước láng giềng như chế độ kim (trước kia là
bạc) bàn vị quốc tế. Bởi vỉ chế độ này làm cho sự thịnh vượng trong nước trực tiếp phụ thuộc vào một cuộc cạnh
tranh giành thị trường và nhu cầu về kim loại quý. Khi có may mắn những nguồn cung mới về vàng bạc tương đối
dồi dào, thì cuộc tranh giành có thể phần nào giảm bớt. Nhưng với sự tăng trưởng của cải và khuynh hướng tiêu
dùng biên giảm sút thì cuộc tranh giành sẽ có khuynh hướng trở nên ngày càng khốc liệt, vai trò của những nhà
kinh tế học chính thống, mà sự hiểu biết thông thường của họ, không đủ để chặn đứng được logic sai lầm của họ,
thật là tai hại đến cùng. Bởi vì trong cuộc đấu tranh mù quáng của họ để tìm lối thoát, khi một số nước đã phá bỏ
những ràng buộc trước kia không cho phép có một lãi suất tự chủ thì những nhà kinh tế học này đã dạy rằng việc
phục hồi những trói buộc cũ là bước đầu tiên cần thiết để tiến tới một cuộc phục hưng chung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.