tình trạng lãi suất, sẽ tăng lên quá cao khiến cho không thể có được sự kích thích thích đáng đối với đầu tư, trừ phi
quá trình tăng đó bị ngăn chặn bởi mọi công cụ sẵn có của xã hội.
Tôi đã được dạy dỗ để tin rằng giáo hội trung cổ có một thái độ phi lý một cách cố hữu đối với lãi suất và
rằng những cuộc thảo luận tế nhị nhằm phân biệt giữa lợi tức từ những khoản tiền cho vay và lợi tức từ đầu tư tích
cực, chỉ là những cố gắng giả nhân giả nghĩa nhằm tìm một lối thoát khỏi một lý thuyết ngu xuẩn. Nhưng giờ đây
tôi xem những cuộc thảo luận này như một nỗ lực trí tuệ trung thực nhằm duy trì sự cách biệt giữa hai nhân tố mà
lý thuyết cổ điển đã hoàn toàn lẫn lộn, đó là lãi suất và hiệu quả biên của vốn. Bởi vì ngày nay hầu như rõ ràng là
những công trình nghiên cứu của các nhà bác học thời trung cổ nhằm làm sáng tỏ một công thức vừa có thể đảm
bảo một đồ thị hiệu suất biên của vốn ở mức cao, vừa sử dụng được luật lệ, tập quán và đạo lý để giữ lãi suất ở
mức thấp.
Ngay cả Adam Smith cũng tỏ ra cực kỳ ôn hoà trong thái độ đối với những luật chống cho vay nặng lãi. Bởi
vì ông hiểu rất rõ ràng những khoản tiết kiệm cá nhân có thể được thu hút vào đầu tư hoặc những khoản cho vay,
và rằng không an toàn cho việc đưa tiền tiết kiệm vào đầu tư. Hơn nữa ông đã tán thành một lãi suất thấp để tăng
cơ hội cho tiền tiết kiệm được thu hút vào những cuộc đầu tư mới hơn là vào những khoản cho vay, và lí do này
trong một đoạn văn đã bị Bentham
khiển trách gay gắt, ông đã bảo vệ chủ trương áp dụng vừa phải những luật
chống cho vay nặng lãi
. Hơn nữa sự chỉ trích của Bentham chủ yếu dựa trên cơ sở là sự thận trọng kiểu Scotch
của Adam Smith là quá nghiêm ngặt đối với “những người khởi xướng” và vì một lãi suất tối đa sẽ chỉ để lại một
phần quá nhỏ bé để chi cho những rủi ro chính đáng và được xã hội chấp nhận. Bởi vì Bentham hiểu những người
khởi xướng là tất cả những người trong khi mưu cầu sự giàu có; hoặc bất kỳ mục tiêu của họ đã tìm cách thực hiện
bất kỳ cái gì có thể gọi là sự cải tiến…
Nói tóm lại, đó là mọi sự thi thố tài năng của con người, trong đó tài sáng chế đòi hỏi có sự trợ giúp của của
cải. Tất nhiên Bentham đúng khi ông phản đối những luật ngăn trở việc chấp nhận rủi ro chính đáng, Bentham viết
tiếp: “Trong những hoàn cảnh như vậy một người thận trọng sẽ không chọn lấy những dự án tốt
và bỏ những
dự án xấu, vì ông ta sẽ chẳng dính vào dự án nào cả”.
Có lẽ không chắc những ý ở trên đúng là điểm Adam Smith muốn nói. Hoặc phải chăng điều Bentham nói
(mặc dù viết vào tháng 3/1787) trong cuốn Crichoff ở Bạch Nga chính là tiếng nói của nước Anh thế kỷ 19 nói với
thế kỷ 18. Bởi vì chỉ có sự giàu có của thời đại hoàng kim kích thích đầu tư mới có thể làm cho người ta không
nhận thấy khả năng lý thuyết là thiếu sự kích thích đầu tư như vậy.
VI
Cũng cần nhắc đến nhà tiên tri lạ lùng, đã bị mọi người bất công không chú ý đến là Silvio Gesell (1862-
1930). Công trình nghiên cứu của ông chứa đựng những tia sáng của sự thấu hiểu sự việc, chỉ có điều là ông chưa
đạt tới bản chất của vấn đề. Trong những năm sau chiến tranh những người hâm mộ ông đã tới tấp gửi cho tôi
những bản sao các công trinh nghiên cứu của ông, nhưng vì một số thiếu sót hiển nhiên trong lập luận của ông nên
tôi hoàn toàn không thể phát hiện thấy giá trị trong những tác phẩm của ông ta. Như thường xảy ra với những kiến
thức trực giác chưa được phân tích đầy đủ, chỉ sau khi tôi đi đến kết luận của bản thân theo cách của tôi, thì mới
thấy rõ ý nghĩa của những tác phẩm đó. Thế mà giống như những nhà kinh tế kinh viện khác, tôi đã coi những cố
gắng hết sức độc đáo của ông chẳng hơn gì những cố gắng của một người lập dị. Bởi vì chỉ có một số ít độc giả
của cuốn sách này có thể biết rõ ý nghĩa các công trình nghiên cứu của Gesell, tôi sẽ dành cho ông một phần tương
xứng trong sách này.
Gesell là một thương nhân thành đạt người Đức, (bố là người Đức, mẹ là người Pháp), ở Buenos Aires. Cuộc
khủng hoảng cuối những năm 1880, đặc biệt dữ dội ở Argentina đã khiến ông bắt đầu công trình nghiên cứu về
những vấn đề tiền tệ. Tác phẩm đầu tay của ông (cải tạo bản chất tiền tệ là một phương tiện tiến đến một quốc gia
xã hội chủ nghĩa), được xuất bản ở Buenos Aires năm 1891. Tư tưởng cơ bản của ông về tiền tệ đã được trình bảy
trong cuốn sách nhỏ được xuất bản tiếp theo cho đến khi ông về nghĩ tại Thuỵ Sĩ năm 1906 là một người khá giả,