LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 304

Sự không hoàn chỉnh của lý thuyết của ông rõ ràng là không được để ý trong thế giới kinh viện. Tuy nhiên

ông đã đưa lý thuyết của ông đi xa để ông có thể đưa ra một khuyến nghị thực tiễn có thể bao hàm thực chất của
một biện pháp cần thiết, mặc dù không có khả năng thực thi dưới dạng mà ông đề nghị. Ông lập luận rằng sự tăng
trường của vốn thực tế bị lãi suất tiền tệ kìm hãm và rằng nếu gạt bỏ được trở ngại này thì sự tăng trưởng của vốn
thực tế trong thế giới hiện đại sẽ có thể nhanh đến mức thế chấp nhận một lãi suất tiền tệ bằng số không không
phải ngay tức khắc mà trong một thời gian tưởng đối ngắn. Do đó sự cần thiết hàng đầu là giảm lãi suất tiền tệ và
ông chỉ rõ có thể thực hiện điều này bằng cách làm cho tiền cũng phải chịu một khoản chi phí bảo quản giống như
những trữ lượng khác của hàng hoá không sinh lợi. Điều này đã đưa ông đến chủ trương nổi tiếng về tiền tệ được
“dán tem” gắn liền với tên tuổi của ông và được giáo sư Irving Fisher ủng hộ. Theo đề nghị này tiền giấy (rõ ràng
là cũng cần phải áp dụng chế độ này cho một số hình thức tiền tệ khác, ít ra là tiền của ngân hàng) chỉ giữ được
giá trị nếu được dán tem hàng tháng, như một thẻ bảo hiểm, với những cái tem mua ở bưu điện. Tất nhiên giá của
tem được ấn định với số tiền thích hợp. Theo thuyết của tôi, giá của tem phải đại khái bàng số tiền chênh lệch giữa
lãi suất tiền tệ (không kể tem) và hiệu quả biên của vốn tưởng ứng với mức đầu tư mới phù hợp với tình trạng có
đầy đủ việc làm. Gesell đề nghị phí tổn đó là một phần nghìn mỗi tuần, bằng 5,2 phần trăm mỗi năm. Tỷ lệ này có
thể là quá cao trong điều kiện hiện nay, nhưng chỉ có thể mò mẫm dần dần mới tìm được con số đúng và con số
này thỉnh thoảng cũng phải thay đổi.

Chủ trương về tiền dán tem là sáng suốt. Có thể người ta tìm được cách thực hiện chủ trương này trên một

quy mô vừa phải, song có nhiều khó khăn mà Gesell không tính đến. Đặc biệt là ông không nhận thức được rằng
tiền tệ không phải là tài sản duy nhất có chuyển hoán phí dành cho nó, mà chỉ khác về mức độ so với những tài
sản khác, tiền tệ có tầm quan trọng do có chuyển hoàn phí cao hơn bất kỳ tài sản nào khác. Vì vậy, nếu tiền giấy
không còn chuyển hoán phí do chế độ dán tem, thì một loại những phương tiện khác sẽ thay thế tiền giấy; tiền
ngân hàng; giấy nợ không hạn, ngoại tệ, đồ trang sức và kim loại quý nói chung v.v.. Như tôi đã đề cập đến ở trên,
đã có thời mọi người đều ao ước muốn sở hữu đất đai, không kể đến lợi tức của nó, để giữ lãi suất không giảm
xuống, mặc dù trong hệ thống của Gesell khả năng này có lẽ bị xoá bỏ do việc quốc hữu hoá đất đai.

VII

Lý thuyết mà chúng ta đã xem xét ở trên, về thực chất là nhằm vào một cấu phần của số cầu thực đến, cấu

phần này tuỳ thuộc vào sự kích thích đầy đủ về đầu tư. Tuy nhiên, không phải là điều mới lạ nếu cho rằng nguyên
nhân thất nghiệp là do không có đầy đủ một yếu tố khác, tức là không đầy đủ khuynh hướng tiêu dùng. Nhưng
cách giải thích sau về những điều tai hại kinh tế hiện nay - (cũng không được những nhà kinh tế học cổ điển tán
thành) đã có một vai trò nhỏ bé hơn nhiều trong tư tưởng của thế kỷ 16-17 và chỉ được chú ý đến trong thời gian
tương đối gần đây.

Mặc dù những lời than phiền về tình trạng tiêu dùng thấp kém chỉ là một khía cạnh rất thứ yếu của tư tưởng

trọng thương, giáo sư Hecksher đã trích dẫn một số thí dụ về điều mà ông gọi là “niềm tin sâu sắc vào cái lợi của
sự xa xỉ và tác hại của sự tằn tiện”. sự tằn tiện trên thực tế được coi như nguyên nhân của thất nghiệp, vì hai lý do:
thứ nhất vì người ta cho rằng thu nhập thực tế giảm đi một lượng tiền không được đưa vào trao đổi và thứ hai, vì
người ta cho rằng tiết kiệm là rút tiền ra khỏi lưu thông

(26)

. Năm 1598 Laffemas trong cuốn “Tiền bạc và của cải

làm rạng rỡ quốc gia” đã lên án những người phản đối việc dùng tơ lựa của Pháp vì lý do lá tất cả những người
mua hàng xa xỉ của Pháp đã tạo điều kiện sống cho người nghèo, trong khi những người keo kiệt đã khiến họ chết
trong cảnh khôn cùng

(27)

. Năm 1662, Petty đã biện minh cho những cuộc vui chơi, những cuộc trình diễn lộng lẫy,

những khải hoàn môn v.v. với lý do là chi phí cho những thứ đó sẽ trở lại túi của những người bán rượu, làm banh,
thợ may, thợ đóng giày v.v.. Fortey đã biện minh cho sự phung phí để trang điểm”. Von Schrötter (1686) phản đối
những luật lệ hạn chế chi tiêu và tuyên bố rằng ông còn muốn sự ăn diện thời trang và những điều tương tự phát
triển hơn nữa. Barbon (1690) viết rằng “Sự hoang phí là một thói xấu làm tổn hại con người, nhưng không tác hại
đến thương mại… Tính bủn xỉn là một thói xấu gây tổn hại cho cả con người lẫn thương mại”

(28)

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.