Không chỉ những người tiêu tiền hàng đống
Mà vô số những người đã sống dựa vào họ,
Hàng ngày cũng buộc phải ra đi.
Họ uổng công đi tìm những nghề khác
Vì nơi đây cũng có quá nhiều người…
Giá đất và giá nhà hạ xuống.
Những lâu đài nguy nga kín cổng cao tường
Cũng phải đem cho thuê…
Nghề xây dựng bị hoàn toàn phế bỏ
Thợ thủ công không có việc làm
Còn đâu nữa các nhà danh hoạ,
Thợ khắc đá, thợ chạm cũng cũng chẳng được nhắc tên.
Do đó, bài học luân lý là:
Chỉ có đạo đức thôi thì không thể
Làm cho dân tộc sống trong cảnh huy hoàng.
Những ai muốn phục hồi thời đại hoàng kim
Phải chấp nhận cả cái xấu và cái tốt.
Hai đoạn trích lời bình luận câu chuyện ngụ ngôn sẽ cho thấy câu chuyện ở trên không phải là không có cơ sở
lý luận.
Vì hoạt động kinh tế khôn ngoan này, mà một số người gọi là tiết kiệm, là phương pháp chắc chắn
nhất để tăng của cải trong các gia đình tư nhân, cho nên một số người tưởng rằng, trong một đất nước
khô cằn hay trù phú nếu cũng áp dụng rộng rãi phương pháp này, (mà họ nghĩ rằng đây là điều có thể
thực hiện được) thì sẽ đạt được kết quả giống y như nhau trong toàn quốc, và rằng, nước Anh chẳng hạn
đáng lẽ phải giàu có hơn bây giờ, nếu họ cũng tiết kiệm như một số nước láng giềng của họ. Tôi nghĩ
rằng đây là một nhận định sai lầm
.
Trái lại, Mandeville kết luận:
Nghệ thuật vĩ đại làm cho một quốc gia hạnh phúc, và chúng ta gọi là thịnh vượng, là tạo cho tất cả
mọi người cơ hội được có công ăn việc làm, chính phủ phải quan tâm trước hết đến việc phát triển các
ngành sản xuất, nghệ thuật và thủ công nghiệp, và thứ hai là khuyến khích tất cả các ngành công nghiệp
và ngư nghiệp, để toàn thể trái đất cũng như một cá nhân buộc phải nỗ lực. Chính là nhờ chính sách này,
chứ không phải là những quy định vụn vặt về sự lãng phí và tiết kiệm, có thể làm cho các quốc gia trở
nên vĩ đại và hạnh phúc bởi vì mặc cho giá trị của vàng bạc lên hoặc xuống, sự hưởng thụ của tất cả các
xả hội sẽ luôn luôn tuỳ thuộc vào những thành quả của trái đất và sức lao động của nhân dân. Cả hai yếu
tố này kết hợp với nhau làm thành một vật báu chắc chắn, không bao giờ kiệt quệ và thực tế hơn so với
Vàng của Brazil hoặc Bạc của Potosi.
Không có gì đáng ngạc nhiên là những quan niệm như vậy đã bị coi là điều sấu nhục trong hai thế kỷ của
những nhà luân lý học và kinh tế học là những người cảm thấy học thuyết khắc khổ của họ sẽ mang lại kết quả tốt
hơn. Học thuyết này cho rằng không thể tìm thấy một phương thuốc nào hay hơn ngoài việc cả cá nhân lẫn nhà
nước thực hiện một nền kinh tế hết sức tiết kiệm. “Những cuộc vui chơi, những cuộc trình diễn lộng lẫy, những