khải hoàng môn v.v.” của Petty đã nhường chỗ cho chủ trương tiết kiệm từng đồng xu trong nền tài chính của
Gladstonia và cho một chế độ nhà nước “không có điều kiện” để củng cố những bệnh viện, những quảng trường,
những toà nhà nguy nga, thậm chí cả việc bảo tồn những công trình kiến trúc cổ; về lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật
kinh kịch lại còn ít hơn nhiều. Tất cả những cái đó đều phó thác cho những cá nhân ăn tiêu xa xỉ.
Học thuyết này chỉ xuất hiện trong giới đáng kính trọng, học giả trong một thế kỷ sau nữa khi ở giai đoạn
cuối đời Malthus khai niệm về sự không đầy đủ cầu thực tế có vị trí nhất định vì giải thích được một cách khoa
học nguyên nhân sinh ra thất nghiệp. Vì tôi đã đề cập đến vấn đề này một cách khá đầy đủ trong bài tiểu luận của
tôi về Malthus
, tôi chỉ cần nhắc lại ở đây một hoặc hai đoạn tiêu biểu mà tôi đã trích dẫn trong bài tiểu luận của
mình:
Chúng ta thấy ở hầu hết mọi nơi trên thế giới những năng lực sản xuất to lớn không được đưa vào
hoạt động, và để giải thích hiện tượng này tôi nói rằng vì không có sự phân phối thoả đáng các sản phẩm
hiện có, nên không có những động lực thích đáng để tiếp tục sản xuất… Tôi khẳng định rõ ràng rằng
một nỗ lực nhằm tích luỹ một cách rất nhanh chóng, mà nhất thiết phải làm cho mức tiêu dùng phi sản
xuất giảm bớt một cách đáng kể bằng cách làm tổn hại nhiều đến những động cơ bình thường thúc đẩy
sản xuất, nỗ lực đó sẽ ngăn chặn sự tăng trưởng của cải một cách quá sớm… Nhưng nếu quả thực một
nỗ lực tích luỹ rất nhanh sẽ gây ra một sự tách rời giữa lao động và lợi tức đến hầu như có phá huỷ cả sự
duy trì và tạo công ăn việc làm cho số dân ngày càng tăng, thì thừa nhận rằng một nỗ lực nhằm tích luỹ
như vậy, hoặc tiết kiệm quá dáng cơ thể thực sự có hại cho đất nước
Vấn đề là phải chăng sự ngưng đọng vốn này, và do đó sự ngưng đọng cầu về lao động nảy sinh do
sản xuất tăng, mà không có một tỷ lệ thích đáng về tiêu dùng phi sản xuất từ phía những địa chỉ và nhà
tư bản, phải chăng sự ngưng đập này có thể xảy ra mà không gây tổn hại cho đất nước không làm cho
đất nước kém hạnh phúc hơn và ít của cải hơn so với tình trạng lẽ ra phải có mức tiêu dùng phi sản xuất
của địa chủ và nhà tư bản được thực hiện tỷ lệ với thặng dư tự nhiên của xã hội để những động cơ sản
xuất có thể tiếp tục tác động và trước hết ngăn ngừa một nhu cầu không tự nhiên về lao động và sau đó
ngăn ngừa sự giảm bớt cưỡng bức và đột ngột cầu như vậy. Nhưng nếu như vậy thì làm sao có thể nói
rằng sự tằn tiện, mặc dù có thể gây thiệt hại cho nhà sản xuất không thể gây thiệt hại cho quốc gia; hoặc
rằng sự tăng trưởng tiêu dùng phi sản xuất của giới địa chủ và tư bản độc tài lại không thể là một
phương thuốc trị cho một tình trạng trong đó những động lực thúc đẩy sản xuất yếu dần
.
Adam Smith đã nói rằng vốn tăng trưởng nhờ sự tằn tiện, rằng mỗi người căn cơ đều là một nguồn
phúc lợi công cộng và rằng sự tăng trưởng của cải tuỳ thuộc vào số dư của sản xuất so với tiêu dùng.
Những ý kiến này phần đa là đúng, đó là điều hoàn toàn không có gì đáng nghi vấn. Nhưng hoàn toàn rõ
rằng là những ý kiến này không đúng ở mức độ nào đó và những nguyên tắc tiết kiệm, khi bị đẩy đến
chỗ quá đáng, sẽ phá huỷ động lực thúc đẩy sản xuất. Nếu mọi người đều hài lòng với loại thực phẩm
giản dị nhất, quần áo nghèo nàn nhất và nhà cửa tồi tàn nhất, thì chắc chắn là không thể có loại thực
phẩm, quần áo và nhà cửa nào khác nữa… Hai điểm cực đoan là rõ ràng và vì vậy cần phải có một điểm
trung dung nào đó, mặc dù những phương tiện của nền kinh tế chính trị không thể xác định được điểm
này mà ở đó, nếu tính đến cả năng lực sản xuất và ý muốn tiêu dùng, sự khuyến khích tăng trưởng của
cải là lớn nhất
.
Trong tất cả những ý kiến mà tôi được biết ở những người có năng lực và óc sáng tạo, tôi cho rằng ý
kiến của ông Say cho rằng một “sản phẩm được tiêu dùng hoặc bị phá huỷ đi là một thị trường tiêu thụ
khép kín” (I. i. chương 15) ý kiến của tôi thì chống lại lý thuyết đúng đắn một cách trực tiếp nhất và bị
thực tế phủ định nhiều nhất. Tuy thế, ý kiến này trực tiếp suy ra từ học thuyết mới cho rằng hàng hoá chỉ
được xem xét trong mối quan hệ giữa hàng hoá với nhau, chứ không phải với người tiêu dùng. Tôi hỏi là
số cầu về hàng hoá sẽ ra sao, nếu tất cả mọi sự tiêu dùng, trừ bán mỳ, và nước lã, đều đình lại trong
vòng nửa năm tới? Hàng hoá được tích luỹ lại nhiều làm sao! Những thị trường tiêu thụ to lớn biết bao!
Một tình trạng như vậy sẽ tạo ra một thị trường to lớn như thế nào