LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 308

Tuy nhiên Ricardo đã hoàn toàn không chú ý đến những nhận xét của Malthus. Tiếng vang cuối cùng của

cuộc tranh luận này là bài viết về lý thuyết quỹ tiền lương của John Stuart Mill

(37)

. Theo ông Mill, lý thuyết này đả

đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bác bỏ lý thuyết của Malthus ở giai đoạn sau, tất nhiên là trong đó có
những điều ông được dạy.

Trong cuốn Sinh lý học công nghiệp của Mummery và Hobson, trang 38 và tiếp theo, có một bài trình bày rất

quan trọng và sâu sắc về khía cạnh này trong lý thuyết của Mill, và đặc biệt là học thuyết của ông cho rằng nhu
cầu về hàng hoá không phải nhu cầu về lao động (mà Marshall đã cố gắng thanh minh trong bài viết rất không
thoả đáng về lý thuyết quỹ tiền lương). Những người kế tục Mill đã bác bỏ lý thuyết về quỹ tiền lương của ông,
nhưng không chú ý đến sự việc là Mill đã dựa vào lý thuyết đó đế bác bỏ lý thuyết của Malthus. Phương pháp của
họ là gạt bỏ vấn đề này bằng cách không nhắc đến nó chứ không phải bàng cách giải quyết vấn đề. Sau đó, vấn đề
đã không được đưa ra tranh luận nữa. Ông Cairncross vừa qua đã tìm những vết tích của vấn đề này trong tác
phẩm của những bậc đàn em thời Victoria

(38)

nhưng có lẽ đã tìm thấy ít tư liệu hơn người ta chờ đợi

(39)

. Những lý

thuyết về tiêu dùng dưới mức đã nằm im cho đến khi xuất hiện cuốn Sinh lý học công nghiệp của J. A. Hobson và
A. F. Mummery (1889), cuốn đầu tiên và có ý nghĩa nhất trong nhiều cuốn sách, qua đó, trong gần 50 năm, với
nhiệt tình và lòng dũng cảm không mệt mỏi, nhưng hầu như không có tác dụng gì, Hobson đã lao vào cuộc đấu
tranh chống những nhà lý luận chính thống. Mặc dù ngày nay cuốn sách đó đã hoàn toàn bị lãng quên, nhưng theo
một nghĩa nào đó việc xuất bản cuốn sách này đánh dấu một thời đại trong tư duy kinh tế

(40)

.

Cuốn Sinh lý học công nghiệp được viết với sự cộng tác của A. F. Mummery. Hobson đã nói về lý do khiến

ông đã viết cuốn sách này như sau

(41)

:

Mãi cho đến giữa những năm 1880 mới bắt đầu hình thành quan điểm kinh tế của tôi trái ngược với

quan điểm chính thống. Mặc dù chiến dịch của Henry George chống lại việc tăng giá thuê đất và công
tác tuyên truyền của các nhóm xã hội chủ nghĩa khác nhau chống lại sự áp bức rõ ràng đối với các tầng
lớp lao dộng, cùng với sự phát giác của hai anh em ông Booth vì sự nghèo khổ của London, đã gây một
ấn tượng sâu sắc trong cảm nghĩ của tôi, tất cả những cái đó không làm mất đi niềm tin của tôi đối với
kinh tế chính trị học. Có thể nói tôi đã bắt đầu mất niềm tin từ một cuộc tiếp xức tình cờ. Trong khi dạy
học tại một trường ở Exeter tôi đã có quan hệ cá nhân với một nhà kinh doanh tên là Mummery, lúc đó
và về sau nổi tiếng là một người leo núi vĩ đại, người đã hiện ra một con đường đi lên đỉnh Matterhorn
và là người năm 1895 đã bị chết trong khi cố gắng leo lên đỉnh Nanga Parba thuộc dãy Himalaya nổi
tiếng. Quan hệ giữa tôi với ông không phải dựa trên bình diện vật chất này. Nhưng ông còn là một người
muốn leo tới đỉnh cao về mặt tinh thần, biết đánh giá đúng mức con đường do ông tự tìm ra và hết sức
coi thường thần tượng trí tuệ. Ông này đã lôi cuốn tôi vào cuộc tranh luận về vấn đề tiết kiệm thái quá,
mà theo ông là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không sử dụng hết vốn và lao động trong những thời kỳ
làm ăn tồi tệ. Trong một thời gian dài tôi đã tìm cách phản bác lại lập luận của ông bằng cách sử dụng
những vũ khí kinh tế chính thống. Nhưng cuối cùng ông đã thuyết phục tôi và tôi đã cùng với ông đề ra
lập luận về tiết kiệm thái quá trong một cuốn sách nhan đề “sinh lý học công nghiệp” được xuất bản năm
1889. Đây là bước đầu tiên khi đi ngược lại đường lối chính thống của tôi, và tôi đã không hề nhận thức
được những hậu quả quan trọng của việc này vì chính lúc đó tôi đã từ bỏ nhiệm vụ giáo viên trường
trung học và bắt đầu công việc mới là làm giảng viên đại học về kinh tế học và văn học. Cú chóng đầu
tiên đối với tôi là khi Ban Giám hiệu trường Đại học London không cho phép tôi dạy giáo trình kinh tế
Chính trị học. Theo tôi được biết, đó chính là do sự can thiệp của một giáo sư Kinh tế học đã đọc cuốn
sách của tôi và coi cuốn sách đó giống như một máy toan chúng minh quả đất là hình vuông. Làm sao có
thể có bất kỳ giới hạn nào đối với sổ tiết kiệm có ích khi mọi tiết mục tiết kiệm đều góp phần làm tăng
cơ cấu vốn và ngân quỹ dùng để trả lương? Những nhà kinh tế học sáng suốt không thể không nhìn nhận
một cách khiếp sợ một lập luận tìm cách ngăn chặn nguồn thúc đẩy công nghiệp phát triển. Một chuyện
riêng lý thú khác nữa đã giúp tôi thấy được điều bất công đối với tôi. Mặc dù không được giảng dạy về
Kinh tế học ở London, do sự phóng khoáng hơn của Phong trào khuyến học ở trường Đại học Oxford,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.