tôi đã được phép diễn thuyết ở các tỉnh với điều kiện chỉ được bàn đến những vấn đề liên quan đến đời
sống của giới lao động. Lúc này Hội Tổ chức từ thiện đang có kế hoạch mở rộng phong trào diễn giảng
về những đề tài kinh tế và mời tôi chuẩn bị một giáo trình. Tôi đã vui lòng nhận nhiệm vụ giảng dạy mới
này, nhưng đột nhiên người ta đã rút lại lời mời mà không có sự giải thích nào. Thậm chí lúc đó tôi vẫn
hầu như không nhận thấy rằng khi tỏ ra nghi ngờ lợi ích của sự tằn tiện không có giới hạn tôi đã phạm
phải một tội không thể tha thứ được.
Trong tác phẩm đầu tay này, Hobson cùng với công tác viên của ông đã nói đến kinh tế học cổ điển (mà ông
đã được dạy dỗ) một cách trực tiếp hơn là những tác phẩm về sau, và cũng vì lý do này, cũng như vì đó là sự thể
hiện đầu tiên học thuyết của ông, tôi xin trích một đoạn để chứng minh những lời chỉ trích và những kiến thức trực
giác của những tác giả đã có ý nghĩa và có cơ sở vững chắc ra sao. Trong lời tựa, họ đã vạch trần bản chất của
những kết luận mà họ đã chỉ trích như sau:
Tiết kiệm làm cho cộng đồng cũng như cá nhân giàu lên, và chi tiêu làm cho họ nghèo đi, và nói
chung có thể khẳng định rằng sự ưa chuộng tiền bạc một cách hữu hiệu là nguồn gốc của tất cả những
điều tốt đẹp trong lĩnh vực kinh tế. Sự ưa chuộng tiền bạc không chỉ làm cho cá nhân người tằn tiện giàu
theo mà còn làm tăng tiền lương, tạo việc làm cho người thất nghiệp, và gieo rắc ân huệ khắp nơi. Từ
báo chí hàng ngày đến sách chuyên đề mới nhất, từ bục giảng kinh đến hạ viện, kết luận này đã được
nhắc đi nhắc lại cho đến khi người ta cảm thấy rõ ràng là một điều nghịch đạo nếu nghi ngờ kết luận đó.
Tuy vậy, cho đến khi tác phẩm của Ricardo được xuất bản, giới học thức, được sự ủng hộ của đa số nhà
tư tưởng kinh tế học, đã mạnh mẽ phủ nhận học thuyết này, và cuối cùng học thuyết này được chấp nhận
chỉ vì họ không có khả năng đối đầu với học thuyết về quỹ tiền lương ngày nay đã bị bác bỏ. Sở dĩ kết
luận này có thể tồn tại lâu hơn lập luận cơ sở logic của nó, là nhờ vào quyền lực của những người ủng
hộ nó. Các nhà phê bình kinh tế học đã đánh liều chỉ trích những chi tiết của lý thuyết này, nhưng họ đã
sợ hãi rụt lại không dám động đến những kết luận chính. Mục đích của chúng tôi là chứng minh rằng
những kết luận này không thể đứng vững được, rằng có thể thực hiện một cách thái quá như vậy sẽ làm
cho cộng đồng nghèo đi, người lao động mất việc, tiền lương bị hạ thấp và gieo rắc sự buồn rầu mệt mỏi
trong thế giới kinh doanh, một tình trạng được coi là suy thoái kinh tế…
Mục tiêu của sản xuất là cung cấp “những vật dụng và tiện nghi” cho người tiêu dùng, và đây là một
quá trình liên tục từ khâu đầu tiên xử lý nguyên vật liệu cho đến khâu cuối cùng khi sản phẩm được sử
dụng như một vật dụng hoặc một tiện nghi. Vì công dụng duy nhất của vốn là giúp quá trình sản xuất
những vật dụng và tiện nghi này, nên tổng số vốn được sử dụng nhất thiết phải thay đổi theo tổng số vật
dụng và tiện nghi được sử dụng hàng ngày hàng tuần. Tuy nhiên trong khi làm tăng số vốn hiện tại, tiết
kiệm đồng thời làm giảm số lượng vật dụng và tiện nghi được tiêu thụ. Vì vậy việc thực hiện một cách
thái quá thói quen này sẽ tạo nên một sự tích luỹ vốn quá mức cần thiết và sự quá mức này sẽ tồn tại
dưới hình thức sản xuất thừa ở khắp nơi
.
Trong câu cuối cùng của đoạn văn này đã xuất hiện nguồn gốc sự sai lầm của Hobson, là ông đã cho rằng
chính là trường hợp tiết kiệm quá mức đã gây nên sự tích luỹ vốn thực tế vượt quá mức cần thiết, nhưng thực ra đó
chỉ là điều tai hại thứ yếu chỉ xảy ra do những sai lầm trong dự kiến. Điều tai hại chủ yếu là một xu hướng tiết
kiệm trong điều kiện toàn dụng nhân công một số tiền lớn hơn số vốn cần thiết, do vậy ngăn chặn đạt tới mức toàn
dụng nhân công, trừ phi có sai lầm trong dự kiến. Tuy nhiên, trong một hai trang tiếp theo, theo tôi, ông đã trình
bày một nửa vấn đề một cách tuyệt đối chính xác, mặc dù vẫn còn bỏ qua vai trò có thể có của những biến động về
lãi suất và tình trạng tự tin trong giới kinh doanh, những yếu tố mà ông cho là đã xác định:
“Như vậy chúng ta đi đến kết luận rằng cơ sở của tất cả nền giáo dục kinh tế học từ thời Adam Smith
- tức là quan điểm cho rằng khối lượng sản phẩm hàng năm được quyết định bởi tổng hợp các nhân tố
thiên nhiên, vốn là lao động là sai lầm, và rằng, trái lại, khối lượng sản phẩm mặc dù không bao giờ vượt