quá những giới hạn do những nhân tố tổng hợp nói trên quy định, có thể, và thực tế là bị giảm xuống
thấp hơn nhiều so với mức tối đa này, vì tiết kiệm thái quá và sự tích luỹ cung quá mức đã ngăn chặn sản
xuất phát triển, tức là trong tình trạng bình thường của những Cộng đồng công nghiệp hiện đại thì tiêu
dùng hạn chế sản xuất chứ không phải sản xuất hạn chế tiêu dùng
Cuối cùng ông nhận xét mối liên hệ giữa học thuyết của ông và giá trị của những lập luận chính thống chủ
trương Tự do mậu dịch:
Chúng tôi cũng nhận thấy rằng những nhà kinh tế học chính thống đã tuỳ tiện lên án những người anh
em Mỹ của chúng ta và những cộng đồng khác chủ trưởng bảo hộ là đần độn trong lĩnh vực của mọi việc
lên án này, không còn được sử ủng hộ của bất kỳ lập luận nào về tự do mậu dịch mà từ trước đến nay
vẫn được viện ra; bởi vì tất cả những lập luận này đều dựa trên giả thuyết là không thể có cung ứng thái
quá
Phải thừa nhận rằng lập luận sau là không hoàn chỉnh. Nhưng đó là sự trình bày rõ ràng đầu tiên về sự ra đời
của vốn không phải nhờ có khuynh hướng tiết kiệm, mà là để đáp ứng nhu cầu phát sinh từ tiêu dùng hiện tại và
trong tương lai. Đoạn trích sau đây cho thấy nét chủ yếu của tư tưởng này:
Cần phải thấy rõ là vốn của một cộng đồng không thể tăng trưởng một cách thuận lợi nếu không có
kèm theo sự tăng trưởng về tiêu dùng hàng hoá… Mọi sự tăng trưởng về tiết kiệm và vốn chỉ có thể hiệu
quả nếu có sự tăng trưởng tương ứng về tiêu dùng trong tương lai gần
. Và khi chúng ta nói tiêu dùng
trong tương lai, chúng ta không nói đến một tương lai 10, 20 hoặc 50 năm sau, mà là một tương lai gần
với hiện tại. Nếu do sự tiết kiệm hoặc ý thức thận trọng tăng lên mà người ta tiết kiệm nhiều trong hiện
tại, thì trong tưởng lai họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn
. trong quá trình sản xuất không bao giờ có thể nhờ
tiết kiệm mà có được số vốn nhiều hơn số cần thiết để cung cấp hàng hoá cho mức tiêu dùng hiện tại
.
rõ ràng là sự tiết kiệm của tôi không ảnh hưởng đến tổng số tiết kiệm của cộng đồng mà chỉ xác định
rằng bản thân tôi hoặc một người nào khác sẽ góp một phần nhất định vào tổng số tiết kiệm đó. Chúng
tôi sẽ chứng minh là số tiết kiệm của một bộ phận trong cộng đồng có thể buộc một bộ phận khác chi
tiêu quá mức thu nhập của họ như thế nào
. Phần lớn những nhà kinh tế học hiện đại phủ nhận rằng
với bất kỳ khả năng nào tiêu dùng cũng có thể không đầy đủ. Liệu chúng ta có thể tìm thấy một động lực
kinh tế nào có thể thúc đẩy một cộng đồng đi đến tiết kiệm thái quá như vậy không, và nếu có những
động lực như vậy thì chẳng lẽ cơ chế thương mại lại không có sự ngăn chặn hữu hiệu nào ư? Trước hết
chúng tôi sẽ chứng minh rằng trong mọi xã hội công nghiệp có tổ chức chặt chẽ đều có một động lực
hoạt động thường xuyên, tất nhiên là thúc đẩy xu hướng tiết kiệm thái quá, thứ hai là những biện pháp
ngăn chặn tác hại trầm trọng đối với thương mại
. Lời đáp ngắn gọn của Ricardo trong cuộc tranh luận
giữa Malthus và Chalmers được phần lớn những nhà kinh tế học sau đó thừa nhận là thoả đáng. “Sản
phẩm luôn luôn được mua bằng sản phẩm hoặc dịch vụ, tiền tệ chỉ là phương tiện thực hiện sự tăng
trưởng tương ứng khả năng mua và tiêu dùng, nên không có khả năng sản xuất thừa. (Ricardo Nguyên lý
kinh tế chính trị học, trang 362)
.
Hobson và Mummery đều hiểu rằng lãi suất chỉ là tiền trả cho việc sử dụng tiền tệ
. Họ cũng biết rõ rằng
những đối thủ của họ sẽ cho là sẽ có “một sự giảm lãi suất (hoặc lợi nhuận) để hạn chế tiết kiệm và phục hồi mối
quan hệ thích đáng giữa sản xuất và tiêu dùng
. Đáp lại ý kiến này họ đã chỉ rõ rằng nếu giảm lợi nhuận làm cho
người ta tiết kiệm ít đi, thì chỉ phải hành động bằng một trong hai cách, hoặc làm cho họ chi tiêu nhiều hơn, hoặc
làm cho họ sản xuất ít hơn
. Về cách thứ nhất họ lập luận rằng khi lợi nhuận giảm thì tổng số thu nhập của cộng
đồng sẽ giảm, và chúng ta không thể giả định rằng khi mức thu nhập trung bình giảm xuống, các nhà cá nhân sẽ
tăng mức tiêu dùng vì khoản thưởng khích lệ tiết kiệm cũng sẽ bị giảm sút một cách tương ứng. Về cách thứ hai
thì “cho đến nay chúng tôi không có ý định phủ nhận rằng việc giảm lợi nhuận, do số cung thái quá, sẽ cản trở sản
xuất, và việc thường nhận tác động của sự cản trở này chính là cốt lõi lập luận của chúng tôi
. Tuy nhiên, lý