không phải kiếm sống, ông đã dành những thập kỷ cuối cùng của đời mình cho hai công việc thích thú nhất là viết
sách và làm nông nghiệp thực nghiệm.
Phần đầu tác phẩm tiêu biểu của ông đã được xuất bản năm 1906 tại Les Haub Geneveys, Thuỵ Sĩ, dưới nhan
đề Thực hiện sự công bằng do có đủ việc làm và phần hai được xuất bản năm 1911 tại Berlin dưới nhan đề Quy
luật mới về lãi suất. Cả hai phần gộp lại được xuất bản ở Berlin và Thuỵ Sĩ trong chiến tranh (1916) và ấn bản đến
lần thứ sáu trong lúc ông còn sống dưới nhan đề Trật tự kinh tế tự nhiên trong một quốc gia tự do kim bản và tự
do. Bản tiếng Anh do ông Philips Pye dịch với nhan đề Trật tự kinh tế tự nhiên. Tháng 4/1919 Gesell đã tham gia
nội các Xô Viết chết yểu của Bavaria với tư cách Bộ trưởng Tài Chính, sau đó bị toà án quân sự đưa ra xét xử.
Trong thập kỷ cuối cùng của cuộc đời, ông đã sống ở Berlin và Thuỵ Sĩ và dành tâm trí cho công việc tuyên
truyền. Vì thu hút được về mình sự tôn sùng có tính chất gần như tôn giáo mà trước kia đã tập trung vào Henry
George, Gesell đã trở nên một nhà tiên tri được sùng bái với hàng ngàn môn đệ trên khắp thế giới. Hội nghị quốc
tế đầu tiên của Liên đoàn Thuỵ Sĩ - Đức nhằm giải phóng đất đai và tiền tệ và những tổ chức tương tự của nhiều
nước khác đã được tổ chức ở Basyle năm 1923. Từ sau khi Gesell mất năm 1930 phần lớn sự sùng bái đặc biệt đối
với những học thuyết như kiểu của ông đã chuyển sang những nhà lãnh đạo phong trào ở Anh, nhưng những tài
liệu của phong trào này xem như được phân phát từ San Antonio, bang Texas. Lực lượng chính của phong trào
ngày nay là ở Mỹ, nơi giáo sư Irving Fisher, người độc nhất trong số những nhà kinh tế học kinh viện, thừa nhận
tầm quan trọng của phong trào.
Bất kể dáng dấp bề ngoài có vẻ tiên tri mà những người tôn sùng đã tô điểm cho ông tác phẩm chính của
Gesell đã được viết bằng một ngôn ngữ bình tĩnh và khoa học, nhưng toàn bộ tác phẩm được một tinh thần say
mê, tận tuỵ vì công lý xã hội hơn là một số người nghĩ rằng phù hợp với một nhà khoa học. Vai trò của Henry
George
, mặc dù rõ ràng là một nguồn quan trọng tạo nên sức mạnh của phong trào, chỉ đứng hàng thứ yếu.
Mục đích của cuốn sách nói chung có thể được mô tả như việc xác lập một chủ nghĩa xã hội chống Marxist, một
phản ứng chống lại chủ trương tự do kinh doanh được xây dựng trên cơ sở lý luận hoàn toàn khác với cơ sở lý
luận của Mac ở chỗ không chấp nhận mà bác bỏ những giả thuyết cổ điển, và giải phóng sự cạnh tranh chứ không
xoá bỏ cạnh tranh. Tôi cho rằng tương lai sẽ học được nhiều ở tư tưởng của Gesell hơn là Marx. Lời đề tựa cuốn
Trật tự kinh tế tự nhiên sẽ cho độc giả thấy phẩm chất đạo lý của Gesell. Tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy câu trả lời
cho chủ nghĩa Marx qua những dòng chữ của lời tựa đề này.
Đóng góp cụ thể của Gesell cho lý thuyết về tiền tệ và lợi tức là như sau: Trước hết, Ông đã phân biệt rõ ràng
lãi suất và hiệu quả biên của vốn, và ông lập luận rằng chính lãi suất đặt hiệu quả biên của vốn, và ông lập luận
rằng chính lãi suất đặt ra một giới hạn cho tốc độ tăng trưởng của vốn thực tế. Kế tiếp, ông chỉ rõ rằng lãi suất chỉ
là một hiện tượng tiền tệ thuần tuý và rằng đặc tính của tiền tệ (từ đó suy ra ý nghĩa của lãi suất tiền tệ) là ở chỗ sở
hữu tiền tệ là một phương tiện tích trữ tài sản mà người cất giữ chỉ phải mất một số phí tổn bảo quản không đáng
kể, và những loại tài sản như những kho hàng hoá mà cũng chịu những phí tổn bảo quản, trên thực tế đem lại một
khoản thu nhập nhờ có mức chuẩn do tiền tệ quy định. Ông nêu ra sự ổn định tương đối của lãi suất qua các thời
đại như bằng chứng là lãi suất không thể thuần tuý phụ thuộc vật chất vì sự biến đổi của những yếu tố này từ thời
này sang thời khác sẽ lớn hơn những thay đổi về lãi suất. Như vậy có nghĩa là (theo thuật ngữ của tôi) lãi suất mà
tuỳ thuộc vào những yếu tố tâm lý bất biến thì vẫn ổn định trong khi những yếu tố biến động nhiều mà chủ yếu
quyết định đồ thị hiệu quả biên của vốn thì đã không quy định lãi suất mà quy định mức độ mà một lãi suất nhất
định nào đó cho phép trữ lượng vốn thực tế tăng trưởng.
Tuy nhiên có một khiếm khuyến lớn trong lý thuyết của Gesell. Ông đã chứng minh chỉ có sự tồn tại của lãi
suất tiền tệ mới đem lại một số thu nhập do việc cho vay những trữ lượng hàng hoá. Cuộc đối thoại giữa Robinson
Crusoe và một người khách lạ là một câu chuyện ngụ ngôn kinh tế hay nhất để chứng minh điểm này. Nhưng khi
đã đưa ra lý do tại sao lãi suất tiền tệ, khác với phần lớn lãi suất hàng hoá, lại không thể là số âm, ông đã bỏ qua sự
cần thiết phải giải thích tại sao lãi suất tiền tệ lại là số dương, và ông cũng không giải thích tại sao lãi suất tiền tệ
không chịu sự chi phối (như học thái cổ điển lập luận) của mức chuẩn do lợi tức từ vốn sản xuất quy định. Sở dĩ
như vậy vì ông không có khái niệm gì về ưa chuộng tiền mặt. Ông ta chỉ xây dựng được một nửa lý thuyết về lãi
suất.