LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 295

Khi sự thịnh vượng của một nước đang tăng lên một cách khá nhanh chóng, thì trong điều kiện tự do kinh

doanh sự tiến triển tốt đẹp này có thể bị gián đoạn do không đủ những yếu tố kích thích đầu tư mới. Trong bối
cảnh xả hội và chính trị và những đặc điểm quốc gia quyết định khuynh hướng tiêu dùng, vì nhiều lý do như
chúng ta đã giải thích, sự thịnh vượng của một quốc gia đang phát triển chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện có đầy đủ
những yếu tố kích thích đầu tư như vậy. Có thể thấy những yếu tố kích thích đó trong đầu tư trong nước hoặc đầu
tư nước ngoài (trong những trường hợp bao gồm cả việc tích luỹ kim loại quý); ngay cả loại đầu tư này hợp cũng
thành tổng sổ đầu tư. Trong trường hợp đầu tư chỉ do động cơ lợi nhuận quyết định, những cơ hội cho đầu tư trong
nước về lâu dài sẽ do lãi suất trong nước quyết định; trong khi đó, khối lượng đầu tư của nước ngoài nhất thiết
phải được quyết định bởi mức độ của cán cân mậu dịch thuận lợi. Vì vậy, trong xã hội không có vấn đề đầu tư trực
tiếp dưới sự bảo hộ của chính quyền, những đối tượng kinh tế chính quyền cần phải quan tâm đến là lãi suất trong
nước và cán cân ngoại thương.

Bây giờ, nếu đơn vị tiền lương ổn định một chút và không có khả năng có những biến đổi lớn mang tính chất

tự phát (một điều kiện hầu như luôn luôn được thoả mãn), nếu tình trạng ưa chuộng tiền mặt ổn định một chút (lấy
mức trung bình của những biến động ngắn hạn của nó), và nếu những quy định của ngân hàng cũng ổn định thì lãi
suất sẽ có xu hướng bị chi phối bởi khối lượng kim loại quý, được tính theo đơn vị tiền lương, có thể thoả mãn
nhu cầu về chuyển hoán của cộng đồng. Đồng thời trong thời đại khó có thể tiến hành việc cho nước ngoài vay
những khoản tiền lớn và thực hiện quyền sở hữu hoàn toàn đói với tài sản nằm ở nước ngoài, thì sự tăng giảm
trong khối lượng kim loại quý sẽ chủ yếu phụ thuộc vào chỗ cán cân mậu dịch thuận lợi hay không thuận lợi.

Do đó sự quan tâm của chính quyền đối với một cán cân mậu dịch thuận lợi phục vụ cho cả hai mục đích, và

hơn nữa đó là biện pháp duy nhất có thể thực hiện được vì những mục đích dó. Vào thời điểm khi chính quyền
không thể kiểm soát trực tiếp lãi suất trong nước hoặc những biện pháp khác kích thích đầu tư trong nước thì
những biện pháp nhằm tằng cường cán cân mậu dịch thuận lợi là biện pháp trực tiếp duy nhất chính quyền có thể
thực hiện được để tăng đầu tư ở nước ngoài; và đồng thời, tác động của một cán cân mậu dịch thuận lợi khiến cho
khối lượng kim loại quý chảy vào trong nước là biện pháp gián tiếp duy nhất của chính quyền nhằm giảm lãi suất
trong nước và do đó tăng kích thích đầu tư trong nước.

Tuy nhiên, sự thành công của chính sách này có hai hạn chế mà chúng ta không được bỏ qua. Nếu lãi suất

trong nước hạ thấp đến mức khối lượng đầu tư được kích thích đủ để nâng cao mức sử dụng nhân công đến mức
vượt quá một số điểm tới hạn khi đơn vị tiền lương tăng lên, thì việc tăng mức chi phí trong nước sẽ bắt đầu có
phản ứng không thuận lợi đối với cán cân ngoại thương, do đó nỗ lực nhằm tăng cán cân ngoại thương sẽ là sai
lầm và tự chuốc lấy thất bại. Còn nếu lãi suất trong nước bị hạ thấp nhiều so với lãi suất ở nơi khác để kích thích
một khối lượng cho nước ngoài vay không cân xứng với cán cân thuận lợi thì có thể dẫn đến tỉnh trạng kim loại
quý bị chảy ra nước ngoài đủ để đào ngược những lợi thế đã đạt được trước đó. Nguy cơ điều hạn chế này hoặc
điều hạn chế kia phát huy tác dụng sẽ tăng lên trong trường hợp một nước lớn có tầm quan trọng quốc tế vì do
trong điều kiện sản lượng đương thời của kim loại quý khai thác từ các hầm mỏ được thực hiện trên các quy mô
tương đối nhỏ việc tiền chảy vào các nước này có nghĩa là tiền chảy ra một nước khác do đó những tác động xấu
của việc tăng chi phí và hạ lãi suất trong nước có thể biểu hiện rõ (nếu chính sách trọng thương được đấy mạnh
quá mức) do việc giảm chi phí và tăng lãi suất ở nước ngoài.

Lịch sử kinh tế của Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 15 và trong thế kỷ 16 là một thí dụ về một nước có nền

ngoại thương bị phá huỷ bởi tác động của sự dồi dào thái quá về kim loại quý đối với đơn vị tiền lương. Nước Anh
trong những năm trước chiến tranh của thế kỷ 20 là một thí dụ về một nước trong đó có khả năng có quá nhiều
điều kiện thuận lợi để cho nước ngoài vay và mua tài sản ở .nước ngoài thường cản trở lãi suất trong nước giảm
xuống, một nhân tố cần thiết để đảm bảo mức toàn dụng nhân công trong nước. Lịch sử của Ấn độ trong tất cả các
thời kỳ là một thí dụ về một nước bị bần cùng hoá vì ưa chuộng tiền mặt trở thành một sự đam mê mạnh mẽ đến
mức cho dù thường xuyên có một lượng lớn kim loại quý đưa từ nước ngoài vào cũng không đủ để hạ lãi suất
xuống một nước phù hợp với sự tăng trưởng của cải thực tế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.