Chương 1
LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT
T
ôi đã đặt tên cho cuốn sách này là Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ trong đó nhấn mạnh
tới chữ tổng quát. Đặt tên như vậy cho cuốn sách là nhằm nêu bật lên sự tương phản giữa tính chất các lý lẽ và kết
luận của tôi với lý lẽ và kết luận của lý thuyết cổ điển
về chủ đề mà trên cơ sở đó tôi đã được dạy dỗ, chủ đề mà
đang chi phối tư duy kinh tế, cả về lý thuyết lẫn thực hành, của giai cấp thống trị và giới học giả thuộc thế hệ này,
cũng như đã chi phối một trăm năm qua. Tôi sẽ chứng minh rằng các định đề của lý thuyết cổ điển chỉ áp dụng
cho một trường hợp đặc biệt, chứ không phải cho trường hợp tổng quát, vì tình trạng mà lý thuyết này giả định là
một điểm giới hạn của những vị trí cân bằng có thể có được. Hơn nữa, các đặc trưng của trường hợp đặc biệt do lý
thuyết cổ điển giả định không phải là những đặc trưng của xã hội kinh tế mà trong đó chúng ta đang sống, cho nên
kết quả là những lời dạy trong lý thuyết này làm cho mọi người lầm đường lạc lối và gây nên những tai hại cho họ
nếu chúng ta tìm cách áp dụng nó vào thực tế cuộc sống.
“Các nhà kinh tế học cổ điển” là một danh từ do Marx đặt ra để chỉ Ricardo và James Mill và những người đi trước họ, tức là những người sáng lập
ra lý thuyết mà đỉnh cao nhất là trường phái kinh tế học Ricardo. Tôi đã quen, và có thể là phạm một sai lầm, là đã liệt vào “trường phái cổ điển” những
người theo Ricardo, tức là những người đã chấp nhận và hoàn thiện lý thuyết kinh tế học Ricardo, kể cả (ví dụ như) J. S. Mill, Marshall, Edgeworth và
giáo sư Pigou.