Chương 2
NHỮNG ĐỊNH ĐỀ CỦA KINH TẾ HỌC CỔ ĐIỂN
P
hần lớn các luận trình về lý thuyết giá trị và sản xuất trước hết là liên quan tới các việc phân phối một
khối lượng nguồn lực nhất định trong sản xuất giữa những hình thức sử dụng khác nhau và liên quan tới những
điều kiện quyết định mức thù lao tương đối cho loại nguồn lực này và giá trị tương đối của các sản phẩm làm ra từ
số lượng nguồn lực đó
.
Vấn đề khối lượng các nguồn lực sẵn có tức là số dân có khả năng làm việc, tài nguyên thiên nhiên và tư liệu
sản xuất tích luỹ được cũng thường được đề cập đến theo kiểu giải thích. Nhưng lý thuyết thuần tuý về các nhân tố
quyết định mức sử dụng thực tế các nguồn lực sẵn có, ít khi được xét rất chi tiết. Nói rằng lý thuyết đó chưa bao
giờ được xét tới, tất nhiên là một điều vô lý. Vì tất cả các cuộc thảo luận liên quan đến mọi biến động về việc làm
có rất nhiều và đều dính líu đến lý thuyết này. Tôi muốn nói không phải chủ đề này đã bị bỏ qua, nhưng lý thuyết
cơ bản làm cơ sở cho chủ đề này đã được coi là quá giản đơn và quá rõ ràng đến nỗi nó chỉ còn được nhắc tới một
cách qua loa mà thôi
.
I
Tôi nghĩ, lý thuyết cổ điển về việc làm, dường như là đơn giản và rõ ràng, đã dựa trên hai định đề cơ bản mặc
dù không được trình bày trên thực tế, đó là:
I. Tiền công bằng sản phẩm biên của lao động
Điều này có nghĩa là tiền công trả cho một nhân công bằng giá trị có thể bị mất đi nếu như số lao động sử
dụng bị giảm bớt đi một đơn vị (sau khi trừ đi mọi chi phí khác mà sự giảm bớt sản lượng này có thể tránh được);
tuy nhiên, với điều kiện là sự ngang bằng có thể bị xáo trộn, tuỳ theo một số nguyên tắc nào đó nếu sự cạnh tranh
và thị trường không được hoàn hảo.
II. Khi một khối lượng lao động nhất định được sử dụng, độ thoả dụng của tiền công bằng độ phi thoả dụng
biên của số lượng việc làm đó.
Nói như vậy có nghĩa là tiền công thực tế của người có việc làm chỉ vừa đủ (theo nhận định của chính người
làm đó) để cung ứng một khối lượng lao động thật sự cần thiết cho công việc sản xuất với điều kiện là sự ngang
bằng đối với mỗi đơn vị lao động riêng biệt có thể bị xáo trộn bởi sự kết hợp giữa các đơn vị có thể được sử dụng
tương tự như những điểm thiếu hoàn hảo trong cạnh tranh tiêu biểu cho định đề thứ nhất. Độ phi thoả dụng ở đây
phải được hiểu như là bao gồm mọi nguyên nhân có thể xui khiến một người hay một tập đoàn người khước từ
cung ứng sức lao động của mình hơn là chịu nhận tiền công mà họ cho là có độ thoả dụng thấp hơn một mức tối
thiểu nào đó.
Định đề này phù hợp với cái mà người ta có thể gọi là thất nghiệp “do thiếu ăn khớp” (Frictional
unemployment: thất nghiệp tạm thời do công nhân thay đổi việc làm hoặc do cung cầu không phù hợp). Để có thể
giải thích trong thực tế định đề này, cần phải tính đến một số điều không chính xác về điều chỉnh mà ngăn chặn
trạng thái việc làm đầy đủ và liên tục. Ví dụ, thất nghiệp do tạm thời thiếu cân bằng giữa các số lượng tương đối
về nguồn lực chuyên dùng là kết quả tính toán sai về mức cầu thỉnh thoảng bị gián đoạn; hoặc do sự chậm trễ về
thời gian là hậu quả của những sự thay đổi không thể lường trước được; hoặc có chuyển việc làm này sang việc
làm khác mà không thể thực hiện được đúng trong thời gian quy định. Vì thế sẽ tồn tại trong một xã hội luôn luôn
biến động một tỷ lệ nguồn lực không được sử dụng “giữa các hoạt động sản xuất”. Ngoài sự thất nghiệp do “thiếu
ăn khớp”, định đề này còn phù hợp với thất nghiệp “tự nguyện” do sự từ chối hoặc sự thiếu khả năng của một đơn
vị lao động. Đó là kết quả của pháp chế, hoặc thói quen xã hội, hoặc liên kết để thương lượng tập thể hoặc do
chậm phản ứng với một sự thay đổi hay chỉ do sự ngang bướng của con người không chịu nhận một sự trả công