LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT VỀ VIỆC LÀM, LÃI SUẤT VÀ TIỀN TỆ - Trang 40

lao động ngang với giá trị sản phẩm làm ra với năng suất biên của nó. Nhưng cả hai loại thất nghiệp do “không ăn
khớp” và do “tự nguyện” là quá ư đầy đủ và toàn diện. Các định đề kinh cổ không chấp nhận khả năng có một loại
thứ ba nào khác mà tôi sẽ định nghĩa dưới đây là sự thất nghiệp bắt buộc.

Với những điều kiện kể trên, khối lượng các nguồn lực được sử dụng được quyết định bởi hai định đề theo

như lý thuyết cổ điển. Định đề thứ nhất cho chúng ta một đường cầu việc làm; định đề thứ hai cho chúng ta một
đường cung và số lượng việc làm được xác định ở điểm mà tại đó, độ thoả dụng của sản phẩm biên cân bằng với
độ phi thoả dụng của việc làm biên.

Từ những điều trình bày trên đây, chỉ có 4 phương cách có thể làm tăng số việc làm:

(a) Cải tiến về mặt tổ chức hoặc về mặt dự báo nhằm giảm bớt sự thất nghiệp do “không ăn khớp”;
(b) Hạ thấp độ phi thoả dụng biên của lao dộng được thể hiện qua tiền lương thực tế mà với mức lương đó thì có

thêm lao động được nhận vào làm việc, như vậy sẽ giảm bớt thất nghiệp “tự nguyện”;

(c) Tăng thêm năng suất biên vật chất của lao động trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá cho người ăn

lương (dùng từ ngữ thích hợp của giáo sư Pigou để chỉ những hàng hoá mà độ thoả dụng của tiền lương danh
nghĩa căn cứ vào giá cả của nó); hoặc

(d) Tăng giá các hàng hoá không dành cho người ăn lương so với giá các hàng hoá dành cho người ăn lương; kết

hợp với sự chuyển hướng tiêu dùng của những người không làm công ăn lương từ các loại hàng hoá dành cho
người ăn lương sang các loại hàng hoá không dành cho người ăn lương.

Theo sự hiểu biết của tôi, đó là thực chất của Lý thuyết về thất nghiệp của giáo sư Pigou, là bản tường trình

chi tiết duy nhất hiện có của Lý thuyết cổ điển về thất nghiệp

(3)

.

II

Có đúng thật không là những loại thất nghiệp nói đến trên đây là đầy đủ, toàn diện bởi vì dân chúng thường ít

khi làm việc nhiều như họ muốn trên cơ sở tiền công mà họ nhận được? Vì thông thường sẽ có nhiều lao động hơn
với tiền lương danh nghĩa hiện nay nếu thực sự người ta có nhu cầu đối với lao động

(4)

. Trường phái kinh điển

dung hoà hiện tượng này với định đề thứ hai của họ bằng cách biện luận rằng mặc dù nhu cầu về lao động với mức
tiền lương danh nghĩa hiện nay có thể được thoả mãn trước khi mọi người mong muốn làm việc với số tiền công
này được thu nhận, tình hình này do có một sự thoả thuận công khai hay ngấm ngầm giữa những công nhân không
muốn làm việc với số tiền công ít hơn và biện luận rằng nếu toàn thể lao động đồng ý chịu giảm bớt tiền lương
danh nghĩa thì sẽ có thêm nhiều việc làm hơn. Nếu trường hợp này thực sự xảy ra như vậy, một sự thất nghiệp mặc
dù bề ngoài là bắt buộc nhưng nghiêm túc mà nói thì không hẳn như vậy, và phải được xếp vào loại thất nghiệp
“tự nguyện” do những hậu quả của thương lượng tập thể về tiền công v.v..

Điều này nêu ra hai nhận xét, thứ nhất là thái độ của công nhân đối với tiền lương thực tế và tiền lương danh

nghĩa, và nhận xét này không cơ bản về mặt lý thuyết, nhưng nhận xét thứ hai mới thật là cơ bản.

Bây giờ chúng ta hãy giả định là lao động không sẵn sàng chấp nhận làm việc với một tiền lương danh nghĩa

thấp và sự giảm bớt mức lương danh nghĩa này tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc đình công hay những hình thức đấu
tranh khác và sẽ đưa ra khỏi thị trường lao động những người hiện đang làm việc.

Phải chăng từ đó suy ra là mức tiền lương thực tế phản ánh chính xác độ phi thoả dụng biên của lao động?

Không hẳn như vậy. Vì, mặc dù một sự giảm bớt tiền lương danh nghĩa hiện tại sẽ dẫn tới sự rút lui của một số lao
động, điều đó chẳng hề làm giảm giá trị tiền lương danh nghĩa hiện có về mặt dùng tiền lương để mua hàng hoá,
nhưng nó thực sự sẽ là như vậy nếu do trong một phạm vi nào đó nhu cầu về lao động là đòi một số tiền lương
danh nghĩa tối thiểu và không đòi một số tiền lương thực tế tối thiểu. Trường phái kinh điển đã mặc nhiên cho
rằng điều đó sẽ không gây ra những thay đổi đáng kể trong lý thuyết của họ. Nhưng thật ra không phải như vậy. Vì
nếu việc cung ứng lao động không phải là một hàm số của tiền lương thực tế với tư cách là biến số duy nhất của
lao dộng, những lý lẽ của trường phái đó sẽ hoàn toàn bị đập tan và làm cho vấn đề về việc làm hiện nay trở thành
hoàn toàn không xác định

(5)

. Các nhà kinh tế học cổ điển hình như không nhận thức được rằng trừ phi sự cung ứng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.